Hà Tĩnh:  Phát triển kinh tế Thủy sản trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà

Huyền Văn
Thạch Kim là xã cửa biển nằm ở phía Đông Nam của huyện Lộc Hà, nhân dân có truyền thống làm nghề đánh bắt khai thác thủy sản và các dịch vụ kinh doanh, chế biến.

Phát huy lợi thế xã biển, xã Thạch Kim đã và đang tập trung khai thác hải sản gắn với phát triển chế biến sản phẩm, dịch vụ, nhờ đó bức tranh phát triển kinh tế ngày càng khởi sắc.

nlntv-anh-1-1671846984.jpg
Thạch Kim là một xã biển đông đúc trù phù
nlntv-anh-2-1671846988.jpg
Thạch Kim là một xã biển đông đúc trù phù

Bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2022 trong điều kiện hết sức khó khăn; thời tiết diễn biến thất thường, giá xăng dầu và một số mặt hàng tăng cao đầu năm, ngư trường đánh bắt thủy sản khan hiếm đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.

Được sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành cấp huyện, sự tập trung lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ, quản lý điều hành của chính quyền, phối hợp của UBMT Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị, sự đồng tình nhất trí cao và tinh thần đoàn kết, năng động sáng tạo của nhân dân, xã đã từng bước khắc phục những khó khăn, ổn định đời sống của nhân dân các hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển.

Các cấp chính quyền địa phương đã vận động nhân dân khuyến khích phát triển kinh tế biển và hỗ trợ chuyển đổi nghề. Phối hợp với chi cục thủy sản làm thủ tục gia hạn giấy phép khai thác và giấy chứng nhận an toàn kỷ thuật tàu cá cho ngư dân theo công ước SAR 79. Hướng dẫn hồ sơ ban đầu cho 15 phương tiện đăng ký làm chà rạo; giải ngân cho 02 phương tiện làm nghề vó ánh sáng với số tiền 40 triệu đồng, tăng cường chỉ đạo ngư dân đổi mới trong phương thức khai thác thủy sản, có nhiều loại nghề trên một phương tiện để đánh cá quanh năm, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, tăng sản lượng và giá trị khai thác.

nlntv-anh-3-1671846892.jpg
Phối hợp với các tổ chức, cơ quan trao tặng quà, cờ Tổ Quốc, áo phao, tủ đựng thuốc cho bà con ngư dân

Khai thác tuyến khơi chủ yếu ở 2 ngư trường chính đó là đảo Bạch Long Vĩ và vùng biển Hà Tĩnh. Động viên ngư dân luôn chủ động tranh thủ thời tiết thuận lợi để ra khơi bám biển, tập trung vào ngư trường Bạch Long Vĩ và tuyến khơi vùng biển Hà Tĩnh nên sản lượng khai thác tiêu thụ được và có giá trị kinh tế cao. Qũy phúc lợi nghề cá đã góp phần quan trọng trong việc động viên hổ trợ kịp thời các phương tiện sản xuất khi gặp rủi ro trong lao động sản xuất, chi phí hội họp và triển khai các chương trình liên quan đến ngành kinh tế thủy sản.

Phối hợp Tuổi trẻ Quân khu 4, Hải Đoàn 128 Hải Quân Việt Nam, Cục kiểm ngư, Chi Cục thủy sản Hà Tĩnh tổ chức chương trình tuyên truyền Chống khai thác bất hợp pháp IUU, phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời hổ trợ 1.500 chiếc áo phao, 2.040 lá cờ, 800 yến gạo, 5 tủ thuốc cho ngư dân phục vụ, ra khơi bám biển.

Ngoài sản lượng do ngư dân địa phương đánh bắt, mỗi năm, ở cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim còn đón gần 18.000 lượt tàu thuyền của các địa phương trong và ngoài tỉnh ra vào, mang về gần 8.000 tấn hải sản đã giúp hoạt động chế biến, kinh doanh hải sản ở vùng biển cửa ngày ngày càng phát triển.

nlntv-anh-4-1671847503.jpg
Kịp thời phối hợp cứu hộ, động viên, thăm hỏi các chủ tàu cá gặp sự cố khi đánh bắt cá trên biển

Chủ tịch UBND xã Thạch Kim Trần Đình Hưng chia sẻ với phóng viên: “Những năm gần đây, Thạch Kim đã chú trong nâng cấp đội tàu thuyền, mua sắm ngư cụ, đổi mới phương thức đánh bắt để mở rộng ngư trường, phát triển ngành kinh tế thủy sản. Trên địa bàn hiện có 15 cơ sở và 3 HTX cấp hàng đông lạnh, 5 HTX nướng cá, 3 cơ sở chế biến ruốc và nước mắm quy mô lớn, hàng trăm hộ chế biến, kinh doanh các mặt hàng hải sản. Qua đó giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại chỗ và mỗi năm mang về nguồn thu từ 200 - 220 tỷ đồng, chiếm khoảng 65% giá trị ngành chế biến, thương mại dịch vụ của xã, thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung khuyến kích ngư dân mở rộng hoạt động chế biến, quy mô sản xuất, phát triển kinh doanh gắn với xây dựng các sản phẩm OCOP. ’’

nlntv-anh-5-1671847508.jpg
Tăng cường công tác đối thoai, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của ngư dân
nlntv-anh-6-1671847512.jpg
Phối hợp với văn phòng nông thôn mới hướng dẫn người dân xây dựng thương hiệu sản phẩm 0cop

Đến nay, đã có 5 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao; Mực Ngọc Diệp, nước mắm Đồng Châu, nước mắm Bồ Lô, nước mắm Nga Sơn, ruốc kem Hương Xuân.

Khải Anh – Nguyên Đức