Ngành Dược phẩm Việt Nam, thách thức và cơ hội

Võ Việt
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Để rà soát, hoàn chỉnh Dự thảo chiến lược, nhất là xác định rõ hướng đi, tận dụng cơ hội khi hội nhập ngày càng sâu rộng, có cách tiếp cận để ngành dược phẩm Việt Nam từ trình độ trung bình hiện nay lên mức cao hơn và đi nhanh lên hiện đại. Cũng như nhiều nước đang phát triển, tại Việt Nam chi cho thuốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí y tế. Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2018, tỷ lệ tổng giá trị tiền thuốc sử dụng so với tổng chi y tế lên tới 52,7%. Tiêu thụ thuốc bình quân đầu người liên tăng từ mức 20 Đô la Mỹ năm 2009 lên 59,58 Đô la Mỹ năm 2019 và tiếp tục tăng trong những năm tới.

thuoc-tay-5-1683773752.jpg
Biểu đồ chi tiêu thuốc bình quân trên đầu người

Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam, ngành Dược phẩm sẽ tiếp tăng trưởng tiếp tục hai con số trong 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ đô la năm 2021, dự kiến đạt 16,1 tỷ đô la và năm 2026, với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% tính theo đồng Việt Nam. Đây là kết luận rút ra từ cuộc khảo sát các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành Dược phẩm gần đây. Việt nam được xếp vào nhóm những nước có ngành dược mới nổi, dân số Việt Nam đang bước vào giai đoạn “già hóa”, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 6,5% và năm 2017, dự kiến sẽ đạt 21% năm 2050. Bên cạnh đó, xu hướng bệnh tật trẻ hóa đáng báo động như lối sống công nghiệp, lười vận động, chế độ ăn uống thiếu khoa học, nghiện rượu, thuốc lá… đang khiến mô hình bệnh tật ở nước ta thay đổi, trong đó, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân của 73% trường hợp tử vong. Đáng báo động, nhiều căn bệnh trước đây chỉ gặp ở người cao tuổi thì hiện nay có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tất cả những yếu tố trên làm cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng lên.

thuoc-tay-3-1683773751.jpg
Biểu đồ các bệnh lý tại Việt Nam

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam cũng tăng lên và trình độ dân trí càng ca vì thế mức độ sẵn sàng chi trả cho chăm sóc sức khỏe và dịch y tế cũng tăng lên là những yếu tố chính dẫn đến sự phát triển của ngành Dược phẩm Việt Nam. Tại diễn đàn "Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất dược" mới đây, bà Nguyễn Diệu Hà, Tổng thư ký, Chánh Văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam cho biết, tính đến năm 2022, Việt Nam có 51 doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài, 228 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn WHO - GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới - WTO), 12 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP cao như EU, PICs, JAPAN, TCA. Con số này cho thấy công nghiệp dược Việt Nam thực sự đã có bước tiến khá dài, bởi năm 2017 chỉ có 2 doanh nghiệp đạt GMP. Các doanh nghiệp chịu khó đầu tư hơn, đạt được các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt; hệ thống phân phối tương đối phát triển, đặc biệt là hệ thống nhà thuốc rộng khắp trên cả nước.

Kênh ETC (đấu thầu thuốc bán cho bệnh viện) chiếm khoảng 70% thị trường thuốc, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, là những khu vực có nhiều bệnh viện với nhu cầu sử dụng thuốc chuyên khoa đặc trị cao. Hiện nay, thị phần ở kênh ETC chủ yếu vẫn đến từ thuốc nhập khẩu. Vì vậy, việc đầu tư, nâng cấp nhà máy lên tiêu chuẩn cao như EU – GMP, PICs – GMP để sản xuất các thuốc có chất lượng cao nhằm đấu thầu vào kênh ETC để bán thuốc cho bệnh viện sẽ là lời giải cho bài toán tăng trưởng trong thời gian tới. Kênh OTC (thuốc không kê đơn – phân phối qua các cơ sở bán lẻ thuốc) chiếm 30% thị trường thuốc. Tổng số cơ sở bán lẻ thuốc là 62.000 (số liệu đến hết năm 2019). Việt Nam thuộc vào một trong những nước có mật độ nhà thuốc cao nhất trên thế giới.

thuoc-tay-4-1683773751.jpg
Ước tính doanh thu Dược phẩm của VN

Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và các thuốc thay thế (dùng để điều trị cùng một loại bệnh) đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nhà sản xuất đến sau và làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong ngành. Đồng thời, các nguyên liệu sản xuất Dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và chiết xuất từ thực vật đang được chú trọng nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra các loại thuốc mới thân thiện với sức khỏe con người và ít tác dụng phụ hơn.

Thách thức trong tình hình mới.

Thách thức hàng đầu xuất phát từ việc ngành dược trong nước còn phải nhập khẩu dược liệu từ nước ngoài với tỷ lệ khá cao, lên tới 80%-90%. Trong đó, số nguyên liệu nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc chiếm tỷ trọng lên tới 85% tổng kim ngạch nguyên liệu nhập khẩu. Dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng tại Việt Nam đã khiến cho nhu cầu đối vớidược liệu nói chung và hoạt chất API nói riêng tăng cao. Trong khi đó, thị trường thuốc nội địa chưa đáp ứng được nhu cầu đột biến này. Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ rõ sự lúng túng của doanh nghiệp trong nước khi chuỗi cung ứng thuốc từ các nước bị đứt gãy. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu cũng khiến ngành dược chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như biến động tỷ giá, nguồn hàng cung cấp; thêm vào đó là chi phí nhập khẩu khiến giá thành xuất khẩu thuốc của Việt Nam cao hơn khoảng 20-25% so với Trung Quốc, Ấn Độ.

Theo số liệu thống kê từ giữa năm 2018, giá nhiều nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng mạnh từ 15-80%, điều này khiến cho lợi nhuận gộp của nhiều doanh nghiệp giảm sâu. Bên cạnh đó, phụ thuộc quá lớn nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài dễ gây ra những rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đáng nói ở đây là mặc dù có nguồn dược liệu rất đa dạng nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dược liệu với tỷ trọng cao. Nguyên nhân là do kỹ thuật trồng, chế biến, chiết xuất dược liệu còn chưa được thực hiện nghiêm túc và chưa được đầu tư đúng mức.

thuoc-tay-6-1683773751.jpg
Bên trong một Nhà máy sản xuất Thuốc và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe đạt tiêu chuẩn GMP

Đồng thời đưa ra nhiều nhóm giải pháp đồng bộ về thể chế, pháp luật; đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; khoa học-công nghệ, nhân lực và đào tạo; kiểm soát thị trường thuốc, dược liệu; hợp tác và hội nhập quốc tế; thông tin và truyền thông… Để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật không chỉ phục vụ cho công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân mà còn góp phần xóa đói, giảm nghèo, nhiều ý kiến cho rằng cần tập trung đầu tư hỗ trợ, ứng dụng khoa học-công nghệ trong chọn tạo giống mới, quy trình kỹ thuật canh tác nuôi trồng dược liệu cho năng suất, chất lượng cao, ổn định đối với cây dược liệu quý, đặc hữu và có lợi thế cạnh tranh.

Tương lai hứa hẹn

Rõ ràng ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam có rất nhiều động lực phát triển với một tương lai đầy hứa hẹn. Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn 2040 được Chính phủ phê duyệt tháng 3.2021 đặt mục tiêu đến năm 2025 thuốc sản xuất trong nước đạt 75% số lượng sử dụng và 60% giá trị thị trường, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 10% so với năm 2020. Mục tiêu đến năm 2030, thuốc sản xuất trong nước đạt 80% số lượng sử dụng và 70% giá trị thị trường. Đồng thời, cấp giấy chứng nhận sản xuất ít nhất 100 thuốc phát minh còn bản quyền, vaccine, sinh phẩm y tế và thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được. Trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực, phấn đấu giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 1 tỷ USD.

thuoc-tay-1-1683773751.jpg
Siêu thị thuốc tân dược tại Việt Nam

Xu hướng M&A giữa các doanh nghiệp Dược phẩm trong nước và nước ngoài diễn ra mạnh mẽ cả trong lĩnh vực sản xuất và phân phối. Việc thực hiện M&A góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ có thêm vốn, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới các dòng sản phẩm đạt chất lượng cao hơn(như EU-GMP, PIC,…). Hợp tác quốc tế cần được xác định là giải pháp "mũi nhọn" nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để ngành dược phẩm Việt Nam tham gia các chuỗi giá trị của các doanh nghiệp Dược phẩm hàng đầu thế giới. Nhà nước phải xác định các tiêu chí, quy định, trong đó chia sẻ về bản quyền và công nghệ là yêu cầu tiên quyết khi quyết định các hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp dược hàng đầu thế giới, các doanh nghiệp có công nghệ bào chế hiện đại... Cần có các giải pháp căn cơ trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác với các đối tác chiến lược của Việt Nam

Minh Hoà