"Danh nhân Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp"

Nghiên cứu và quảng bá sâu rộng tư tưởng và di sản Hồ Chí Minh còn góp phần tạo động lực tinh thần mạnh mẽ, thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, dân tộc cường thịnh, trường tồn mà Đảng ta đã nêu lên trong văn kiện Đại hội XIII. Đó cũng là khát vọng phát triển của Hồ Chí Minh với hệ giá trị Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, với phát triển, chấn hưng dân tộc, làm cho dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông thái, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Tạp chí Nhân lực Nhân tài Việt xin giới thiệu tham luận của GS.TS Hoàng Chí Bảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu Danh Nhân về danh nhân Hồ Chí Minh.

nlntv-bacho-1669974437.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)

1. Nghiên cứu danh nhân Hồ Chí Minh và các danh nhân trong thời đại Hồ Chí Minh

Đây là hướng nghiên cứu trọng tâm và nội dung chủ yếu, trực tiếp trong hoạt động khoa học của Viện. Hoạt động đó bao gồm: Nghiên cứu, giáo dục - đào tạo và truyền thông, góp phần vào sự nghiệp phát triển nhân lực, nhân tài Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế. Hướng đi này đã được xác định ngay từ đầu khi thành lập Viện. Tập thể lãnh đạo và các thành viên, cộng tác viên của Viện sẽ kiên trì theo đuổi mục đích này.

Viện phấn đấu trong vòng 5 năm đầu, ứng với nhiệm kỳ đại hội XIII của Đảng (2021 - 2026), sẽ đạt được một số thành tựu cơ bản trong nghiên cứu Tư tưởng - Đạo đức - Phong cách Hồ Chí Minh, trong quảng bá (truyền thông) di sản Hồ Chí Minh cũng như trong công tác giáo dục - đào tạo để nâng cao nhận thức của các tầng lớp công chúng về cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh, những cống hiến vô giá của Người đối với dân tộc và nhân loại.

Từ đó phát hiện và bồi dưỡng các báo cáo viên về Hồ Chí Minh có đức, có tài, có nhiệt huyết và say mê truyền cảm hứng về hình tượng Hồ Chí Minh tới mọi người, nhất là thế hệ trẻ: thanh thiếu niên học sinh, sinh viên trí thức.

          Như vậy nỗ lực ban đầu này của Viện sẽ đặt cơ sở đẩy mạnh nghiên cứu sáng tạo về danh nhân, về các thế hệ danh nhân Việt Nam từ truyền thống lịch sử tới hiện đại, đặc biệt là danh nhân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Sứ mệnh của Viện là tham gia trực tiếp vào sự phát triển khoa học xã hội - nhân văn, khoa học lí luận chính trị trong đổi mới và hội nhập của Việt Nam, từ đối tượng và phương pháp nghiên cứu danh nhân.

Với điểm nhấn là nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của Danh nhân Hồ Chí Minh, Viện sẽ tham gia và đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh).

- Kiên định lí tưởng, mục tiêu Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định con đường phát triển của Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn: Tiến lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa.

- Khẳng định giá trị bền vững và sức sống của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng và phát triển sáng tạo di sản kinh điển Mác xít trong thực tiễn Việt Nam (Tư tưởng và di sản Hồ Chí Minh nằm trong các giá trị di sản kinh điển này).

- Khẳng định và bảo vệ vai trò lãnh đạo, địa vị cầm quyền của Đảng ta trong lịch sử cách mạng Việt Nam, trong sự nghiệp Đổi mới - Hội nhập và Phát triển. Đảng ta là Đảng cách mạng chân chính do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, trải qua mọi thử thách, biến cố, thăng trầm đã thực hiện vai trò lãnh đạo và địa vị cầm quyền một cách chính danh, chính đáng và xứng đáng theo sự pthác của lịch sử dân tộc và sự tin cậy của nhân dân.

- Đấu tranh phê phán, bác bỏ những luận điểm xuyên tạc, những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động.

Nghiên cứu và quảng bá sâu rộng tư tưởng và di sản Hồ Chí Minh còn góp phần tạo động lực tinh thần mạnh mẽ, thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, dân tộc cường thịnh, trường tồn mà Đảng ta đã nêu lên trong văn kiện Đại hội XIII. Đó cũng là khát vọng phát triển của Hồ Chí Minh với hệ giá trị Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, với phát triển, chấn hưng dân tộc, làm cho dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông thái, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Xây dựng Chủ nghĩa xã hội Việt Nam là xây dựng một xã hội văn hóa cao, có đời sống vật chất ngày càng tăng, đời sống tinh thần ngày một tốt, xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ.

Lý luận cũng như thực tiễn đã cho thấy, để hướng tầm phát triển tới năm 2030, một trăm năm lịch sử Đảng và tới năm 2045 - một trăm năm chính thể cộng hòa dân chủ, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là chính thể Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cần phải đặc biệt đẩy mạnh nghiên cứu Tư tưởng -  Đạo đức - Phong cách Hồ Chí Minh và quảng bá rộng khắp Di sản Hồ Chí Minh trong nước và quốc tế.

2. Nghiên cứu danh nhân Hồ Chí Minh là nghiên cứu một trường hợp điển hình trong hàng ngũ các danh nhân của dân tộc Việt Nam và của thế giới nhân loại, nhất là trong lịch sử hiện đại.

Do đó tất yếu phải nghiên cứu Tư tưởng và Di sản mà Người để lại cho đương thời và hậu thế, thông qua cuộc đời và sự nghiệp của Người.

Ở đây cần có sự phân biệt giữa tư tưởng và di sản. Lại phải thấy mối quan hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với di sản của Người. Nói tư tưởng Hồ Chí Minh là nói tới ý thức hệ mà Người theo đuổi trong đó lý luận là phần cốt lõi, chủ yếu bao trùm toàn bộ tư tưởng của Người với tính cách là nhà tư tưởng, hơn nữa là nhà tư tưởng Mác xít sáng tạo đầy bản lĩnh. Người là nhà tư tưởng lớn nhất, lỗi lạc và kiệt xuất của dân tộc ta, của Đảng ta trong thế kỷ XX. Giá trị, ý nghĩa, sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh là to lớn, bền bỉ, có tầm ảnh hưởng, có sức lan tỏa, có hiệu ứng rộng và sâu không chỉ trong nước mà còn trên thế giới, nhất là với các dân tộc đã và đang đấu tranh để giải phóng khỏi ách áp bức của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân, thực hiện tưởng độc lập tự do và khát vọng phát triển để đất nước phồn vinh và nhân dân có hạnh phúc. Lí luận – bộ phận cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm và phương pháp về cách mạng Việt Nam, là đường lối chiến lược và sách lược trong cuộc đấu tranh chống ách áp bức đô hộ và nô dịch bởi chủ nghĩa thực dân cả cũ lẫn mới, thực hiện các mục tiêu: Tổ quốc độc lập, Dân tộc Tự do và Nhân dân hạnh phúc. Đó là đời sống vật chất ấm no, là đời sống tinh thần của người chủ, làm chủ, tự quyết định lấy vận mệnh của mình, tự giải phóng mình bằng sức mình để khẳng định những quyền cơ bản thiêng liêng của con người và của cả dân tộc: quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

 Tư tưởng Hồ Chí Minh có sợi chỉ đỏ bao trùm xuyên suốt và nhất quán: Độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận cách mạng Hồ Chí Minh có nội dung toàn diện, phong phú đề cập tới các mặt chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tự tìm con đường cách mạng cứu nước cứu dân, phương pháp để thực hiện, điều kiện bảo đảm cho thành công, cho thắng lợi. Người chú trọng giải phóng để phát triển và hiện đại hóa, nhằm giành độc lập để giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo và phát triển, từ chính quyền phải về tay nhân dân để nhân dân giành lấy dân chủ và làm chủ.

Người trù tính một cách sáng suốt trong hoàn cảnh nước nhà vừa mới độc lập đã đứng trước tình thế hiểm nghèo thù trong giặc ngoài cho nên vừa kháng chiến vừa kiến quốc, kháng chiến tất thắng để kiến quốc tất thành.

Người sớm có tư tưởng đổi mới và hội nhập quốc tế để giải bài toán phát triển của Việt Nam vốn phải đương đầu với hoàn cảnh éo le của lịch sử và có không ít những đặc điểm đặc thù, riêng có của Việt Nam.

Người có sự nhạy cảm đặc biệt, tin tưởng mãnh liệt vào sức mạnh của nhân dân, sức mnh của đoàn kết và đại đoàn kết.

Người trù tính sâu xa về xây dựng một Đảng cách mạng chân chính, Đảng phải tiêu biểu cho đạo đức và văn minh, về xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ, nhân nghĩa, thực hành dân chủ rộng rãi trước hết là dân chủ trong Đảng, đó là chiếc chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Người càng kiên quyết tẩy sạch quan liêu, làm cho tiệt mọc tham ô, tham nhũng (chữ dung của Hồ Chí Minh).

Người suốt đời nêu cao quyết tâm và dũng khí chống chủ nghĩa cá nhân giặc nội xâm” nguy hiểm  nhất bởi nó phá từ trong phá ra, có nguy cơ lật đổ cả chế độ. Dùng dân chủ, pháp luật, pháp chế và pháp quyền để chữa cho bằng được thói phù hoa xa xỉ, quan liêu lãng phí, tham ô, tham nhũng, Người coi tham nhũng là một tội ác phản quốc, hại dân, đòi hỏi phải trừng trị tất cả những kẻ bất liêm, bất kể chúng là ai, làm gì, ở cương vị nào. Tác phẩm “ Quốc lệnh” của Người ban ra từ những ngày đầu xây dựng chính thể là một minh chứng điển hình của tinh thần pháp trị.

Hồ Chí Minh có tầm nhìn chiến lược trong chủ trương, chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ đặc biệt là tư tưởng và phương pháp của Người về giáo dục, về nhà trường và nhà giáo, về giáo dục toàn diện để đào tạo nhân cách làm người cho thế hệ trẻ (5 điều khuyên và 5 điều dạy thiếu niên nhi đồng năm 1946 và 1961, lại sửa chữa hoàn thiện vào năm 1965 khi viết Di chúc).

Người tin tưởng rằng, “Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học sẽ là nguồn sức mạnh vô tận”. Đặc biệt là, Hồ Chí Minh để lại cho đời những chỉ dẫn về văn hóa ở tầm một triết gia và tư tưởng văn hóa gắn liền với tư tưởng về con người, mang ánh sáng lấp lánh của minh triết, thấm nhuần một chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa nhân văn vừa truyền thống vừa hiện đại.

- Văn hóa soi đường cho quốc dân đi

- Văn hóa không ở bên ngoài mà còn ở trong kinh tế và chính trị

- Văn hóa nghĩ sâu cũng là chính trị, chính trị nghĩ rộng cũng là văn hóa.

- Văn hóa (nền văn hóa mới của Việt Nam) phải lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở, phải tiếp thu mọi cái hay, cái tốt, cái đẹp của mọi nền văn hóa trên thế giới để làm sâu sắc, phong phú nền văn hóa mới Việt Nam.

- Chính trị cốt ở Đoàn kếtthanh khiết. Con người ta dù xấu, tốt, dã man hay văn minh nhưng ít ra đều có tình.

- Cần kiệm liêm chính là bốn đức để làm người, thiếu một đức thì không thành người, phải đủ cả bốn đức mới là người hoàn toàn. Nhưng ở đời thì “ Nhân vô thập toàn” nên suốt đời phải rèn luyện đạo đức, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa cá nhân sẽ có không ít sự đau đớn ở trong lòng.

Đủ thấy Tư tưởng Hồ Chí Minh có một bộ phận trọng yếu là tư tưởng đạo đức (Để có “ Mỹ đức” và “ Công đức”) và thực hành đạo đức, suốt đời không màng danh lợi là một trong những thực hành lớn, nổi bật, thấm nhuần trong mọi thực hành của Hồ Chí Minh.

Vậy hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm mọi cấp độ, mọi loại hình có thể định hình trong nghiên cứu lý luận. Đó là: Tư tưởng gắn với đạo đức, phong cách trong đó có phương pháp rất đặc sắc của Người. Đây là cấp độ phổ quát, tổng thể.

Người có cả học thuyết (giải phóng dân tộc, giai cấp, xã hội và giải phóng từng con người). Người có cả triết lí (nhân sinh, hành động “ở đời” và “làm người”.

Người có cả Minh triết mang đặc trưng vô ngôn” và “không lời”,  mang ý nghĩa chủ thuyết phát triển (Chủ nghĩa xã hội, lý kết hợp với tính, hài hòa, mang tinh thần thông điệp, nhất là trong đối ngoại, trong ứng xử văn hóa tinh tế. Người là hiện thân và biểu tượng của khoan dung văn hóa, điển hình của văn hóa hòa bình và văn hóa khoan dung. Thế giới tôn vinh Người là danh nhân văn hóa là vì vậy.

- Về từng phương diện của hoạt động, của đời sống có thể nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự khu biệt và tìm mối tương quan giữa: Tư tưởng triết học, tư tưởng chính trị, tư tưởng văn hóa, tư tưởng về xã hội, quản lý và quản trị xã hội, tư tưởng về kinh tế. Đây là lĩnh vực còn chưa được nghiên cứu đúng mức. Người có những tư tưởng kinh tế thiết thực sâu sắc và không kém phần hiện đại lại được phô diễn một cách dung dị nhưng “chạm” được vào chân lý mà vẫn không hề hàn lâm, bác học..

Rất cần thiết trong lúc này phải chú trọng nghiên cứu Tư Tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, về khoa học - công nghệ về nhân tài và trọng dụng nhân tài, về dự báo tương lai, về con người - xã hội và tự nhiên (môi trường sống), về phương thức lãnh đạo, quản lý, về đổi mới hội nhập và phát triển.

Nghiên cứu Hồ Chí Minh về tư tưởng sẽ còn phong phú sâu sắc hơn nếu gắn liền nghiên cứu tư tưởng với phương pháp với đạo đức và phong cách của Người.

Đến Di sản Hồ Chí Minh, nghiên cứu còn rộng lớn hơn nữa, bởi di sản rộng hơn tư tưởng, đó là hoạt động thực tiễn đa dạng phong phú sôi nổi của Người trong gần 8 thập kỷ sống và 6 thập kỷ hoạt động. Con người Hồ Chí Minh là con người hoạt động, thiên về thực tiễn, chú trọng thực hành cái sâu xa nhất là vì nước vì dân, đó là mục đích vĩ đại, là động cơ cao thượng. Mọi cái khác kể cả nói và viết, tác phẩm chính luận, văn chương cũng như báo chí, thư từ chỉ là phương tiện. Người chủ trương không “lập” một cái gì, chỉ dốc hết tâm lực, tinh lực vào việc dân, việc nước, phục vụ tổ quốc và nhân dân. Vậy mà Người hội tụ toàn vẹn cả lập đức, lập công và lập ngôn. Đó là sự nghiệp vĩ đại từ một con người tự nguyện dấn thân, dâng hiến, hy sinh và hóa thân; từ một cuộc đời vô cùng gian lao, vô cùng phong phú và đẹp đẽ, cao thượng “ Đời Hồ Chí Minh trong như ánh sáng, “ Yêu nước 100%, nên cộng sản cũng 100% ( Phạm Văn Đồng, Hồ Chủ Tịch - Hình ảnh của dân tc Việt Nam).

3. Nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Hồ Chí Minh mang tầm vóc một danh nhân Văn hóa, “một nhân cách lớn của thời đại”, một con người thuộc lớp người đặc biệt mà cái chết lại gieo mầm cho sự sống đời đời bất diệt, “một con người sống mãi trong lòng dân và trong trái tim nhân loại,!..” là một nghiên cứu trường hợp theo phương pháp nghiên cứu phức hợp -  tổng hợp - liên ngành và đa ngành.

Cần phải đặc biệt chú trọng nghiên cứu tác phẩm, văn phẩm, các trước tác lý luận, văn hóa nghệ thuật của Người để tìm ra học thuyết lý luận, quan điểm triết học, đường lối chỉ đạo, triết lý, chủ thuyết và minh triết của Người với tư cách nhà tư tưởng mang cốt cách Hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam. Cùng với điều đó phải dày công nghiên cứu hoạt động thực tiễn của Người. Đây là miền đất “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” để nhận diện đầy đủ giá trị di sản Hồ Chí Minh, mà Đảng ta đánh giá rằng “Người để lại cho dân tộc ta, cho Đảng ta cả một di sản vĩ đại, đó là thời đại Hồ Chí Minh - Thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh và Di sản Hồ Chí Minh kết tinh và tỏa sáng, làm thăng hoa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, văn hóa Việt Nam, định hình Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, văn hóa Hồ Chí Minh, hiện thân của hệ giá trị Chân - Thiện - Mỹ, của con người lý tưởng mà cuối cùng lịch sử đã tìm thấy.

Về mặt phương pháp nghiên cứu danh nhân Hồ Chí Minh. Nỗ lực sáng tạo của những người nghiên cứu “Hồ Chí Minh học” trước hết phải làm sáng tỏ phương pháp luận Hồ Chí Minh. Đây là đề tài nghiên cứu lớn mà trên thực tế thành tựu đạt được còn rất khiêm tốn, còn rất ít ỏi.

Đó vẫn còn là một miền đất hứa cần khai phá, thâm canh trên cánh đồng tư tưởng Hồ Chí Minh, cho ta hy vọng sẽ khám phá nhiều điều mới lạ và sẽ gặt hái nhiều thành tựu tương xứng với tầm vóc của Người. Đó là điểm thứ nhất phải quan tâm.

Thứ hai: Phải chú trọng nghiên cứu lí luận để làm sâu sắc thêm chủ kiến, chủ thuyết của nhà tư tưởng, nhà tổ chức thiên tài Hồ Chí Minh về những đóng góp, cống hiến sâu sắc của Người trong vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đặc biệt là sự phát triển mới, độc đáo, sáng tạo, đầy bản lĩnh của Người với phong cách đặc sắc, riêng có của Người.

Thứ ba: Phải quan tâm đúng mức phương pháp lịch sử để nghiên cứu tiểu sử chính trị và tiểu sử khoa học của Người. Phương pháp lịch sử và phương diện sử học trong nghiên cứu Hồ Chí Minh cho ta cơ sở để có thể bằng con đường khảo cứu, đối chiếu, so sánh mà vẽ lên bản đồ cuộc hành trình tư tưởng của Người qua các giai đoạn 1911 - 1941; 1941 - 1945; 1945 - 1946; 1947 - 1954; 1955 - 1969 (trong đó có giai đoạn 1965 - 1969) để hiểu hơn chiều sâu và ý nghĩa bản Di chúc thiêng liêng của Người - Một bức thư để lại cho đồng bào, đồng chí trước lúc đi xa mà cũng là một văn kiện lịch sử trọng đại, một đại tổng kết và dự báo con đường phát triển Việt Nam, nhất là quan niệm của Người về chủ nghĩa xã hội, về đổi mới thể hiện trong 1000 từ của Di chúc.

Phương pháp khảo cứu lịch sử còn góp phần làm sáng tỏ tính chính xác của các sự kiện giúp cho việc hiểu biết đúng đắn, chân thực, khách quan về Hồ Chí Minh, từ con người đến cuộc đời và sự nghiệp, từ lịch sử đến huyền thoại, cả những giai thoại về Người trong đời sống hiện thực sinh động và cảm động.  

Thứ : Cần thiết phải nghiên cứu chuyên sâu vào một số lĩnh vực hoặc phương diện hay chủ đề có ý nghĩa khoa học và giàu tính ứng dụng, thực tiễn hiện nay từ tư tưởng và di sản Hồ Chí Minh theo lý thuyết và phương pháp khoa học chuyên ngành.

Ví dụ: 

+ Hồ Chí Minh về giáo dục và quản lý giáo dục trong đó có dạy và học, thầy và trò, giáo dục trí tuệ sáng tạo, rèn đạo đức và bồi dưỡng mỹ cảm của tâm hồn qua các môn học tinh thần và qua “lịch sử nước ta”.

+ Hồ Chí Minh và phép dùng người, đặt biệt là trọng dụng nhân tài ngoài Đảng. Về phát hiện, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm và kiểm soát cán bộ.

+ Hồ Chí Minh với thực hành Dân chủ, Dân vận, Đoàn kết và Đại đoàn kết toàn dân tc, nhất là ứng xử văn hóa tinh tế của Người với tôn giáo và với đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Văn hóa và văn hóa tâm linh Hồ Chí Minh (Sự kiện viết Di chúc từ 1965 đến 1969; Việc chọn ngày công bố tuyên ngôn độc lập 2/9 và việc Người qua đời trùng với giờ viết Di chúc và ngày Độc lập...)

+ Thư từ của Hồ Chí Minh. Trả lời phỏng vấn các nhà báo của Người, trong nước và quốc tế. Đây là nơi thể hiện nổi bật trí tuệ, bản lĩnh và phong cách của Người. Ngoài ra còn nhiều lĩnh vực khác cần phải nghiên cứu (Trong đối ngoại, ngoại giao, an ninh và quốc phòng).

- Thứ năm: Nghiên cứu tư liệu hồi ký, chuyện kể về Người theo phương pháp tư liệu họcphân tích tần số ngôn ngữ. Đây là phương pháp cần áp dụng và lĩnh vực cần nghiên cứu để tái hiện lại chân dung và nhân cách Hồ Chí Minh trong sự đánh giá của các chính khách, học giả nước ngoài và trong các tầng lớp nhân dân ở trong nước, nhất là những học trò, đồng chí của Người, những người giúp việc, cận vệ, chiến sĩ bảo vệ Người.

Phông tư liệu này là một phông văn hóa cần thiết cho người nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Nó giúp ích rất nhiều cho yêu cầu đào tạo bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên về Hồ Chí Minh.

4. Từ nghiên cứu danh nhân Hồ Chí Minh với tính cách là một nghiên cứu trường hợp, có thể bước đầu xác định quan niệmtiêu chí Danh nhân mà chúng ta lấy làm đối tượng nghiên cứu như thế nào?

- Khu biệt quan niệm Danh nhân:

+ Đó là những người nổi tiếng, những tài năng kiệt xuất trên từng lĩnh vực hay nhiều lĩnh vực. Song chỉ nghiên cứu nhân vật được coi là danh nhân với ý nghĩa những con người đó phải là người tài đức vẹn toàn, thực đức, thực tài, nặng lòng yêu nước thương dân, có lý tưởng sống cao đẹp, có lối sống cao thượng, (dấn thân, hy sinh, vị nghĩa, vị tha).

+ Danh nhân là con người văn hóa, có nhân cách văn hóa, thực sự là gương sáng cho đương thời và hậu thế. Các nhân tài, các tài năng khoa học, nghệ thuật chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh doanh (Doanh nhân) cũng phải có cốt cách văn hóa. Cống hiến của họ cho sự phát triển, tầm ảnh hưởng của họ đối với con người và xã hội phải được xã hội ghi nhận, tôn vinh, thực sự là tấm gương cho mọi người noi theo.

+ Danh nhân trong nước và trên thế giới thuộc các lĩnh vực, các thời đại đều là đối tượng nghiên cứu nhưng trước hết và chủ yếu là Danh nhân trong nước, nhân tài đất Việt, nổi bật ở danh nhân Hồ Chí Minh, danh nhân thời đại Hồ Chí Minh.

- Tiêu chí để lựa chọn danh nhân trong nghiên cứu:

+ Mục đích, động cơ lối sống (lý tưởng)

+ Phẩm giá, phẩm hạnh đạo đức (Đạo đức, đạo làm người..)

+ Trí tuệ, tài năng, sự sáng tạo và thành tựu cống hiến.

+ Nghị lực, ý chí, bản lĩnh.

+ Đời sống và lối sống trong quan hệ với mọi người.

Cần phải nhận biết và đánh giá danh nhân và những phẩm chất, giá trị đặc biệt của danh nhân trên quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm phát triển, quan điểm thực tiễn.

Chú trọng vào phẩm chất, tài năng, cống hiến của Danh nhân. Uy tín ảnh hưởng của danh nhân trong xã hội. Sự kính trọng, biết ơn, ngưỡng mộ và sự thúc đẩy noi theo danh nhân của những người đang sống. Cuộc hội thảo quốc gia “Nghiên cứu Danh nhân – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” dự kiến tổ chức vào cuối năm 2022 sẽ tập trung thảo luận để thống nhất quan niệm khoa học về Danh nhân, xác định cụ thể đối tượng và phương pháp nghiên cứu với sự khu biệt cần thiết về Danh nhân Việt Nam (Nhân tài đất Việt) trong thời đại Hồ Chí Minh...

GS.TS Hoàng Chí Bảo

Viện trưởng Viện nghiên cứu Danh Nhân

 

 

 

 GS.TS Hoàng Chí Bảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu Danh Nhân

Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/bao-cao-khoa-hoc-tai-le-ki-niem-mot-nam-ngay-thanh-lap-vien-nghien-cuu-danh-nhan-a8133.html