[eMagazine] - Câu chuyện “ngoại giao vaccine” từ góc nhìn của Bộ Y tế

Được đánh giá là "thành công ấn tượng", vậy đằng say công tác "ngoại giao Vaccine" các bộ ngành chức năng Việt Nam đã nỗ lực triển khai những công việc gì?

ngoai-giao-vaccin-go-nhin-y-te-1641203184.jpg
 

Trả lời phỏng vấn phóng viên, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã nhắc lại nêu rõ những yếu tố giúp Việt Nam thu được những kết quả ấn tượng trong công tác “ngoại giao vaccine”.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, Việt Nam hiện có đủ vaccine COVID-19 để tiêm liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên và tiêm mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

PV: Trong suốt thời gian qua, câu chuyện khan hiếm vaccine vẫn luôn là chủ đề nóng được quan chức y tế thế giới, các nhà hoạch định chính sách nhắc tới nhiều, vậy Việt Nam đã vận dụng các cách tiếp cận linh hoạt ra sao đối với nguồn vaccine khan hiếm này?

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Để sớm được tiếp nhận vaccine phòng COVID-19, ngay từ đầu năm 2020, Bộ Y tế đã chủ động tìm kiếm các nguồn vaccine từ các nhà sản xuất, các tổ chức khác nhau, trong bối cảnh, tất cả các nhà sản xuất đều đang trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, chưa có vaccine nào được đưa ra thị trường.

Thời điểm năm 2020, có hai nguồn vaccine có khả năng cung ứng sớm nhất là thông qua hỗ trợ của Chương trình COVAX Facility và trực tiếp đàm phán để có thể mua sớm từ một số nhà sản xuất đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine ở giai đoạn 2, 3. Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với WHO, UNICEF, COVAX để tham gia vào chương trình này, nỗ lực hoàn thiện các điều kiện nghiêm ngặt của COVAX Faclity, để được cung ứng vaccine sớm nhất, nhanh nhất. Đến tháng 4/2021, COVAX Facility đã có thư thông báo chính thức về việc cung ứng 38,9 liều vaccine COVID-19 miễn phí cho Việt Nam trong năm 2021, cùng với vật tư tiêm chủng để tiêm chủng miễn phí cho khoảng 20% dân số, mỗi người được tiêm 2 liều vaccine.

Đồng thời, ngày 8/3/2021, Bộ Y tế đã thành lập Tổ công tác, Tổ giúp việc để tổ chức việc mua, nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 với sự tham gia của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương để tiếp cận với các nhà sản xuất vaccine như Pfizer, AstraZeneca, Moderna... Qua nhiều lần trao đổi, đàm phán, tháng 11/2020, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 30 triệu liều vaccine của AstraZeneca, 51 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech.

doxuan-tuyen-thu-truong-byt-1641203379.jpg
 

Tháng 8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Tổ công tác của Chính phủ về “ngoại giao vaccine” do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng cùng với sự tham gia của Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ. Thông điệp về vận động vaccine cũng được thể hiện trong mọi chương trình nghị sự, làm việc của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước với lãnh đạo, đại diện ngoại giao các nước bạn.

Đến hết tháng 11/2021, Việt Nam đã huy động được 28,6 triệu liều vaccine từ nguồn viện trợ nước ngoài.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung cao độ vận động vaccine trong tháng 9, tháng 10 và đến cuối năm 2021, với tinh thần “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”, với những chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự hỗ trợ của các Bộ ngành, đến ngày 9/12/2021, đã có hơn 211 triệu liềuvaccine từ các nguồn khác nhau được cam kết cung ứng cho Bộ Y tế, trong đó, nguồn mua bằng ngân sách Nhà nước ước khoảng 106 triệu liều; nguồn viện trợ từ nước ngoài khoảng 78,2 triệu liều (nguồn viện trợ qua Chương trình COVAX Facility khoảng 49,6 triệu liều và nguồn viện trợ song phương của Chính phủ một số nướckhoảng 28,6 triệu liều).

Nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp trong nước khoảng 27 triệu liều. Bên cạnh việc tiếp cận vaccine qua các kênh này, Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng cơ sở pháp lý, năng lực bảo quản, tiêm chủng, công tác tổ chức tiêm vaccine nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Nhờ những điều kiện này, tháng 11/2021, COVAX Facility đã có thư thông báo tăng thêm 10 triệu liều vaccine mà Việt Nam sẽ được nhận trong năm 2021 và thêm 15 triệu liều trong năm 2022. Bên cạnh đó, các quốc gia trên thế giới cũng đã tăng thêm số lượng vaccine viện trợ cho Việt Nam.

Nhận thức được vai trò quan trọng của vaccine trong công tác phòng, chống đại dịch, từ dầu năm 2020, các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước đã chủ động đánh giá năng lực, điều kiệnnghiên cứu, sản xuất vaccine phòng virus SARS-CoV-2 và đề xuất phương án nghiêncứu, sản xuất vaccine phòng virus SARS-COV-2 có tính khả thi bao gồm phương án tự nghiên cứu và phương án hợp tác nghiên cứu, nhận chuyển giao công nghệ sảnxuất vaccine.

ngoai-giao-vaccin-goc-nhin-y-te-1641203710.jpg
 

PV: Theo ông, đâu là những khó khăn, thách thức trong nỗ lực ngoại giao vaccine nhất là khi nguồn cung vaccine trên thế giới còn khan hiếm?

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Việc tiếp cận với vaccine gặp nhiều khó khăn chủ yếu vì nguồn cung ứng vaccine còn hạn chế trong khi các nước phát triển đã sớm đặt hàng vaccine với số lượng lớn.

PV: Sự phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao trong chiến lược “ngoại giao vaccine”, đã giúp tháo gỡ những khó khăn như thế nào?

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Ngày 8/3/2021, Bộ Y tế đã thành lập Tổ công tác, Tổ giúp việc để tổ chức việc mua, nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 với sự tham gia của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương. Nhờ đó, đã phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao để sớm tiếp cận với các nguồn cung ứng vaccine trên thế giới.

PV: Các nước trên thế giới đã bắt đầu triển khai tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 thứ 3, vậy theo ông, sắp tới nguồn cung vaccine có tiếp tục khan hiếm hay không và điều này sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực ngoại giao vaccine thế nào?

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Tổng số vaccine đã nhận và dự kiến tiếp nhận đến hết năm 2021 từ các nguồn mua, viện trợ, tài trợ đã có cam kết là khoảng 211 triệu liều, trong năm 2022 là 15 triệu liều. Số vaccine này đã đủ để tiêm liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên và tiêm mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

Việt Nam đang chuẩn bị kế hoạch tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi ngay khi có đủ căn cứ tiêm cho đối tượng này.

ngoai-giao-vaccin-gov-nhin-y-te-1641203577.jpg

Ảnh: minh họa

PV: Cho tới nay, Việt Nam đã có được những kết quả cụ thể và đáng chú ý ra sao trong công tác “ngoại giao vaccine”?

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Bên cạnh số vaccine đã được ký hợp đồng mua trong năm 2021 là 106 triệu liều, Việt Nam đã được cam kết cung ứng vaccine từ các nguồn viện trợ. Viện trợ nước ngoài gồm từ COVAX Facility: 49,6 triệu liều; từ Chính phủ các nước: 28,6 triệu liều; tài trợ từ các doanh nghiệp trong nước khoảng 27 triệu liều.

PV: Thưa Thứ trưởng, đâu là yếu tố giúp chúng ta thu được những kết quả đáng khích lệ như vậy?

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Đây là kết quả của sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, sự tích cực vào cuộc của các Bộ, ngành Trung ương. Chúng ta đã chủ động tiếp cận sớm với các nguồn cung ứng và việntrợ vaccine. Chuẩn bị sẵn sàng các căn cứ pháp lý, điều kiện để tiếp nhận, bảo quản, triển khai tiêm chủng; công tác tiêm chủng nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành đã giúp Bộ Y tế chủ động và kịp thời tiếp cận với các nguồn vaccine.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!./.

Tác giả: Hoàng Lê | Thiết kế: Hà Phương

Link nội dung: https://nguonluc.com.vn/emagazine-cau-chuyen-ngoai-giao-vaccine-tu-goc-nhin-cua-bo-y-te-a856.html