Thời kỳ đầu chiến tranh qua một số cuộc chiến tranh trên thế giới thời cận đại và Chiến tranh thế giới thứ nhất

Lương Đàm
Nghiên cứu kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh đã qua trên thế giới, nhất là trong thế giới đương đại, cho thấy mỗi nhà nước để giành được mục đích chính trị bằng con đường đấu tranh vũ trang đều trước hết phải tiến hành chuẩn bị cho cuộc chiến tranh rất chu đáo.
Chiến tranh thế giới thứ nhất mở đầu với sự kiện Hoàng thái tử Áo-Hung bị ám sát vào ngày 28/6/1914, dẫn đến việc người Áo-Hung tuyên chiến với Serbia. Sự kiện này được nối tiếp bằng một loạt các cuộc chiến khác, với hơn 70 triệu quân nhân được huy động.
Chiến tranh thế giới thứ nhất mở đầu với sự kiện Hoàng thái tử Áo-Hung bị ám sát vào ngày 28/6/1914, dẫn đến việc người Áo-Hung tuyên chiến với Serbia. Sự kiện này được nối tiếp bằng một loạt các cuộc chiến khác, với hơn 70 triệu quân nhân được huy động.

Trên cơ sở bí mật tiến hành tổng động viên và triển khai các lực lượng vũ trang, khi bắt đầu bước vào cuộc chiến, các bên tham chiến đều mong muốn nhanh chóng tạo được ưu thế từ đầu, bất ngờ tiến hành các cuộc đột kích với quy mô lớn để tiêu diệt đối phương ngay trong các chiến dịch quân sự đầu tiên. Và thường các nhà nước bị xâm lược trong thời kỳ bị uy hiếp cũng đã tìm mọi biện pháp chuẩn bị đối phó lại cuộc chiến tranh sắp nổ ra, nhất là tiến hành tổng động viên, triển khai các lực lượng vũ trang... để tránh tình trạng bị bất ngờ khi bước vào cuộc chiến tranh.

Sự nỗ lực chạy đua của các bên tham chiến có xu hướng tìm cách đi trước đối phương một bước về tổ chức chuẩn bị. Đồng thời, khi bước vào cuộc chiến tranh thì ngay trong những động thái tham chiến đầu tiên, việc đưa ra các lực lượng chủ yếu vào tham chiến cũng thường được tập trung cao độ và trên thực tế đều diễn ra trong một nhịp độ vô cùng căng thẳng. Đặc biệt, khoảng cuối thế kỷ XVIII trở lại đây, khi các nhà nước trong bối cánh thế giới đang chuyển mình từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản có xu thế hình thành và phát triển quân đội thường trực với đạo quân đông và nghệ thuật tác chiến chuyên biệt, thì thời kỳ đấu chiến tranh cũng bắt đầu xuất hiện những đặc điểm khác trước.

Sự hình thành và phát triển quân đội thường trực đông đảo của nhà nước đã nảy sinh một loạt vấn đề về kinh tế - xã hội và chính trị - quân sự rất phức tạp; làm thế nào để ngay trong điều kiện thời bình có thể duy trì được đội quân đông, đầu tư trang bị, huấn luyện để chuẩn bị cho đội quân đó bước vào chiến tranh như thế nào; sử dụng ra sao trong suốt trình diễn tiến của cuộc chiến tranh…

Hình thành quân đội thường trực dẫn đến tất yếu phải thu hút vào đó những tính lực quản lý nhà nước của giai cấp thống trị, trong khi lực lượng lao động quân sự chuyên biệt lại ngày càng được mở rộng thành phần ra các giai cấp bị bóc lột. Việc các giai cấp bị thống trị, bị bóc lột được thu hút vào quân đội thường trực được chính giai cấp thống trị, bóc lột buộc phải trang bị vũ khí và buộc phải rèn giũa khả năng chiến đấu vũ trang đến lượt nó tất sẽ nảy sinh mối nguy cơ lớn cho sự sống còn của giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột. Một bài toán hết sức nan giải khi các nhà nước tư sản ra đời là làm thế nào để sử dụng quân đội thường trực do mình thiết lập và nuôi dưỡng song thành phần lực lượng chủ yếu lại là con em nhân dân lao động, thành một công cụ đắc lực trước hết đàn áp nhân dân trong nước, duy trì được chế độ chính trị - xã hội của mình, đồng thời mở rộng xâm lược các nước khác.

Duy trì thường xuyên quân đội thường trực là một gánh nặng vô cùng to lớn về kinh tế đối với bất kỳ một nhà nước nào, vì phải thu hút vào đó một số lượng người lao động trẻ khỏe, dẫn đến phá vỡ cơ cấu lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Hơn nữa, do nhu cầu chiến tranh ngày càng hiện đại nên việc trang bị và chi phí mọi khoản cần thiết cho quân đội thường trực ngày càng đòi hỏi phải tiêu tốn khoản ngân sách khổng lồ rút từ nền kinh tế của đất nước. Ph. Ăngghen đã từng phân tích rất sâu sắc về các khuynh hướng cơ bản của lịch sử phát triển quân đội trong mối tương quan với các tiến để kinh tế - xã hội và chính trị - xã hội; chỉ rõ sự phát triển của bất cứ quân đội nào cũng không thể tách khỏi những điều kiện kinh tế rằng thắng lợi của bạo lực dựa vào việc sản xuất vũ khí, và việc sản xuất vũ khí lại dựa vào sản xuất nói chung. Ông cũng đã rút ra kết luận đầy thuyết phục rằng mâu thuẫn giữa việc chạy đua trang bị vũ khí và hiện đại hóa quân đội của các nhà nước tư sản với gánh nặng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là tất yếu.

Để giải quyết gánh nặng nói trên, giai cấp thống trị và nhà nước của nó buộc phải ra sức tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước, đi đôi với tìm cách rút gọn biên chế quân đội thường trực trong thời bình. Nhưng mặt khác, chính nhu cầu tăng cường bộ máy đàn áp bạo lực trong nước, cũng như nhu cầu mở rộng thị trường ra ngoài nước và tranh chấp thị trường thế giới bằng bạo lực vũ trang lại buộc các nhà nước ấy phải tìm cách chạy đua vũ trang, phát triển quân đội thường trực. Thực tế các cuộc chiến tranh lớn, nhỏ diễn ra liên tiếp vào cuối thế kỷ XIX đã không cho phép các nhà nước giảm số quân trong quân đội thường trực của mình mà buộc phải không ngừng tăng lên.

Binh sĩ Anh đang quan sát trận địa tại Pháp. Hơn 70 triệu binh sĩ, trong đó, 60 triệu tại các nước châu Âu, đã được huy động cho Thế chiến thứ nhất. Ảnh: Daily Mail
Binh sĩ Anh đang quan sát trận địa tại Pháp. Hơn 70 triệu binh sĩ, trong đó, 60 triệu tại các nước châu Âu, đã được huy động cho Thế chiến thứ nhất. Ảnh: Daily Mail

Ngay cả khi bắt đầu tuyên bố có chiến tranh, các nhà nước tham chiến ở vào giữa thế kỷ XIX vẫn nảy sinh một loạt vấn đề, trong đó có tổ chức tổng động viên, lập trung và triển khai các lực lượng chiến lược trên những hướng đã được lựa chọn sẵn từ trước. Yếu tố có ý nghĩa quyết định ở giai đoạn này thực chất vẫn là yếu tố thời gian. Vì kể từ lúc tuyên bố chiến tranh, phải thật nhanh chóng tiến hành tổng động viên, triển khai các lực lượng và cơ động đến các khu vực dự kiến sẽ chiến đấu. Đồng thời, các bên tham chiến phải nỗ lực cao nhất trong việc tiến hành cung cấp cho lực lượng quân đội đang cơ động tác chiến mọi nhu cầu vật chất cần thiết như vũ khí, lương thực,...

Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội thời đó, phương tiện vận chuyển quân sự chủ yếu là sức kéo động vật (sức ngựa), cho nên tốc độ tổng động viên và tập trung quân trên các chiến trường để hoạt động tác chiến rất thấp. Chẳng hạn trong cuộc chiến tranh Pháp - Italia năm 1800, từ khi bắt đầu khai chiến đến khi bước vào các chiến cục đầu tiên đã mất 4 tháng vì Napôlêông lúc này phải tổ chức thêm quân đội tiếp tế lương thực, thực phẩm, đạn dược và phải tiến hành cơ động từ miền Nam nước Pháp sang đất Italia. Chỉ có cuộc hành quân cơ động của quân đội Nga sang đất Italia do Xuvôrốp chỉ huy năm 1799 có thể được coi là tiêu biểu về tốc độ cao ở thời kỳ này. Với tốc độ trung bình trên 30 cây số mỗi ngày, quân Nga đã vượt qua chặng đường dài 400 cây số trong 12 ngày đêm bằng hành quân bộ.

Vào giữa thế kỷ XIX, nhờ sự phát triển về công nghiệp và giao thông vận tải, mà quan trọng nhất là phát triển mạng đường sắt nên đã có những bước ngoặt mới đối với nỗ lực rút ngắn thời gian tổng động viên và cơ động quân lính. Trong thời kỳ đấu cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871), quân đội Phổ nhờ sử dụng vận chuyển bằng đường sắt đã cơ động được 400 nghìn người trên cự ly 550 cây số với thời gian 11 ngày, nghĩa là đạt tốc độ tới 50 cây số mỗi ngày. Chính nhờ ưu thế cơ động trên mà quân đội Phổ đã mở được những cuộc tiến công mạnh mẽ đầu tiên vào quân đội Pháp và giành được thắng lợi to lớn, trong lúc Pháp chưa kịp tiến hành việc triển khai chiến lược. Khoảng cuối thế kỷ XIX, ở Đức và Pháp, nhờ mạng đường sắt phát triển hơn nên việc vận chuyển quân ở cự ly xa với số lượng vài trăm nghìn người cũng tiếp tục được rút ngắn rõ rệt về mặt thời gian.

Chính những khả năng mới về tổ chức tổng động viên và triển khai các lực lượng chiến lược đã khiến cho nhiều nhà nghiên cứu lý luận quân sự phải thừa nhận vai trò của quá trình phát triển nền công nghiệp đang tác động cực mạnh tới đặc điểm và phương thức tiến hành chiến tranh ở thời kỳ này. Bởi lẽ, điều đó đã làm cho thời gian chuẩn bị chung cho chiến tranh ngắn hơn, chiến tranh diễn ra bất ngờ hơn và tính chất kiên quyết của những cuộc tiến công đầu tiên sẽ lớn hơn nhiều so với các thời kỳ trước đó.

Đặc biệt, đối với các nhà nước đi xâm lược, điều đó có ý nghĩa rất lớn trong chủ động tiến hành các cuộc đột kích phủ đầu bất ngờ vào đối phương. Quá trình phát triển công nghiệp đã mở ra những khả năng mới cho các hoạt động quân sự trong thời gian chuẩn bị cũng như khi gây ra chiến tranh, đồng thời cũng tạo ra khả năng mới để bên đi xâm lược có thể nhanh chóng đột nhập sâu vào lãnh thổ của nhà nước đối địch mà ở các cuộc chiến tranh trước kia, khả năng đó không thể làm được.

Chẳng hạn, tư tưởng đòn đột kích phủ đầu ở Đức cho rằng trên cơ sở phát triển nền công nghiệp nhà nước Đức hoàn toàn có đủ khả năng và các yếu tố thuận lợi giành thắng lợi trong chiến tranh, thậm chí trước một thủ mạnh bằng một số chiến dịch đầu tiên hoặc một chiến cục với thời gian ngắn.

Sự phát triển mới nền nghiệp tạo điều kiện thực tiễn để rút ngắn một cách đột biến về thời gian kể từ lúc tuyên bố tổng động viên cho tới khi bước vào hoạt động tác chiến chiến lược của các lực lượng chủ yếu cũng có ý nghĩa quan trọng với bên xâm lược. Các nhà lý luận quân sự Nga thời đó cũng cho rằng vai trò chiến cục đầu tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định đến thắng hay bại trong cuộc chiến tranh. Một trong những yếu tố bảo đảm có tính chất quyết định là triển khai ngay từ đầu thì ít nhất cũng có thể tránh được những tổn thất nặng nề khi bắt đầu chiến tranh. Tuy nhiên, cũng có những cách nhìn toàn diện hơn đã đặc biệt nhấn mạnh rằng, các chiến dịch đầu tiên diễn ra ở quy mô to lớn và căng thẳng đến đâu cũng không phải là đã quyết định ngày được số phận của cuộc chiến tranh. Bởi lẽ, trong chiến tranh có thể bị tổn thất lớn trong chiến cục đầu tiên, nhưng nhà nước vẫn còn khả năng làm thay đổi tình huống không thuận lợi bằng cách tiếp tục tổng động viên và đưa các lực lượng dự bị lớn vào chiến đấu. Khi mà nhà nước đã đủ sức huy động cho chiến tranh với toàn bộ lực lượng và khả năng của mình, thì cuộc chiến tranh tất yếu sẽ diễn ra vô cùng ác liệt và kéo dài - điều mà bên đi xâm lược không hề mong muốn.

Như vậy, cùng với sự hình thành và phát triển đạo quân đông của nhà nước, sự nhảy vọt của lực lượng sản xuất trong nền tế công nghiệp và đặc biệt là mạng đường sắt vào cuối thế kỷ XIX đã tạo ra những đặc điểm mới của thời kỳ đầu chiến tranh. Quá trình phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật tạo nên sự thay đổi lớn cho phép rút ngắn thời gian chuẩn bị trước khi bước vào cuộc chiến tranh. Khoảng cách kể từ lúc tuyên bố chiến tranh cho thi khi các lực lượng chủ yếu của hai bên bước vào những trận giao chiến quyết định rất ngắn. Các bên tham chiến đều có thể từng bước rút ngắn thời gian tổng động viên, triển khai và tập trung quân đội với một thời gian ngắn hơn nhiều so với các cuộc chiến tranh trước kia. Chính nhịp độ hoạt động chiến đấu nhanh hơn, thời gian bước vào những trận đánh lớn của các lực lượng chủ yếu được rút ngắn kể từ khi bắt đầu có chiến tranh đã khiến cho bên nào chủ động triển khai trước đối phương thì ngày trong thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh có thể giành được những thắng lợi lớn về mặt chiến lược.

Giai đoạn Thế chiến I là “Thời hoàng kim” của tàu hỏa bọc thép. Nguồn: russian7.ru
Giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất là “Thời hoàng kim” của tàu hỏa bọc thép. Nguồn: russian7.ru

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc với những đặc trưng mới về kinh tế - chính trị đã làm cho bộ mặt chiến tranh chuyển biến hoàn toàn khác trước. Chính sự xuất hiện những tổ hợp kinh tế quân sự xuyên quốc gia đã làm cho thời kỳ đấu chiến tranh lúc này không chỉ mang ý nghĩa quyết định nhiều hơn về mặt chiến lược, mà còn bao chứa những nội dung mới liên quan đến cả các quốc gia tham chiến và các nước trong khu vực, thậm chí, một đốm lửa chiến tranh có thể lan rộng thành đại chiến thế giới.

Điều đó thể hiện ở cuộc chiến tranh Nga - Nhật, cuộc chiến tranh lớn đầu tiên trong thời đại đế quốc chủ nghĩa diễn ra giữa nước Nga phong kiến quân chủ và đế quốc Nhật Bản non trẻ từ tháng 2 năm 1904 đến tháng 9 năm 1905. Cuộc chiến tranh này có tính chất riêng trong triển khai lực lượng chiến lược chủ yếu của hai bên và hoạt động chiến đấu từ khi tuyên bố chiến tranh cho đến cuộc tổng giao chiến tại Liên Ninh. Đồng thời, các đặc trưng cơ bản của thời kỳ đầu chiến tranh cũng được thể hiện rất rõ nét trong cuộc chiến tranh này.

Điển hình nhất là cả hai bên tham chiến đấu đều tự xác định được mục tiêu chiến lược trước mắt của mình. Ý định của Bộ Chỉ huy quân đội Nga là trước hết phải làm sao tập trung được quân đội, đồng thời bằng mọi giá không cho địch giành được lợi trong khi quân lính đang phân tán. Chỉ khi tăng cường được đủ lực lượng chuẩn bị chu đáo cho cuộc tiến công mới có thể bảo đảm cho thắng lợi trong cuộc chiến tranh. Quân đội Nga chỉ có thể bắt đầu các hoạt động chiến đấu tiến công quyết định với mục đích ép quân đội Nhật từ Mãn Châu và Triều Trên, đồng thời đổ bộ lên đất Nhật với thời gian không thể sớm trước nửa năm kể từ khi có tuyên bố chiến tranh. Để tranh thủ được thời gian bảo đảm cho cuộc tập trung và triển khai của lục quân, Bộ Chỉ huy quân đội Nga đã giao nhiệm vụ cho Hạm đội Viễn Đông khi có chiến tranh phải giành được quyền làm chủ trên Biển Vàng (Hoàng Hải), ngăn chặn không cho Nhật đổ bộ lên bờ lục địa châu Á.

Về phía Nhật Bản, khi vạch kế hoạch chiến tranh cũng xuất phát từ đánh giá tình hình cụ thể là quân đội Nga chưa chuẩn bị đầy đủ cho cuộc chiến tranh, lực lượng trên chiến trường Viễn Đông không nhiều, khả năng tập trung quân khó khăn vì chỉ có một con đường sắt duy nhất xuyên qua Xibêri,.. Để có thuận lợi khi tiến hành đổ bộ lên bờ lục địa châu Á và triển khai sớm các lực lượng chiến lược trước quân Nga, Bộ Chỉ huy quân đội Nhật cũng quyết định trước hết phải giành được quyền làm chủ trên mặt biển. Mục tiêu trước mắt của Nhật là làm sao bằng một cuộc tập kích hoàn toàn bất ngờ trước khi tuyên bố chiến tranh phải loại được hạm đội của Nga ra khỏi vòng chiến. Như vậy, đối với cả hai bên, mục tiêu chiến lược trước mắt đều là giành được quyền làm chủ trên mặt biển bảo đảm triển khai thuận lợi cho lục quân trên chiến trường Mãn Châu. Rạng sáng ngày 8 tháng 2 năm 1904, quân Nhật mở một cuộc tập kích hoàn toàn bất ngờ vào Hạm đội Viễn Đông của Nga đang thả neo ở ngoài cảng Lữ Thuận. Cuộc tập kích này đã làm cho hạm đội của Nga bị tổn thất nặng, tuy nhiên không hoàn toàn đạt đến mức mong muốn của Bộ Chỉ huy quân Nhật. Hạm đội của Nhật trong khoảng thời gian hai tháng vẫn buộc phải tác chiến giằng co liên tục với hạm đội của Nga phòng thủ bên ngoài bán đảo Liêu Đông. Mãi tới ngày 13 tháng 4, sau khi thiết giáp hạm Peter Paplop Xcơ của Nga bị đánh chìm, các chiến hạm của Nga mới chịu rút khỏi cảng Lữ Thuận về trú tại Hawaii. Kể từ đó, hạm đội của Nhật giành được quyền làm chủ hoàn toàn trên mặt biển.

Đối với việc tập trung và triển khai các lực lượng chiến lược của lục quân trên lục địa, thoạt đầu quân Nhật chỉ đổ bộ lên được Triều Tiên, vì các con đường dẫn tới bán đảo Liêu Đông còn đang do hạm đội của Nga phong tỏa. Chỉ mãi tới tháng 5, tức là ba tháng sau khi có chiến tranh, lực lượng chủ yếu của lục quân Nhật mới đổ bộ lên được bờ biển Liêu Đông. Hơn nữa, cho dù lúc này không còn nhiều sự cản trở của quân đội Nga, những việc tập trung của quân đội Nhật trên lục địa chính của Nga ở Liêu Ninh và thời gian để triển khai trước khi bước vào cuộc hội chiến quyết định vẫn phải mất gần một tháng rưỡi. Tốc độ tập trung và triển khai của quân đội Nhật sở dĩ chậm chạp không chỉ vì địa - quân sự của chiến trường rất phức tạp, rừng núi trùng điệp, mà quan trọng hơn là công tác trinh sát kém, không thu thập được tình hình của quân đội Nga một cách đầy đủ. Do vậy hoạt động của quân đội Nhật thiếu kiên quyết, luôn lo sợ các cuộc đột kích của quân đội Nga vào hai bên sườn. Chính vì những lý do đó để quân đội Nga để có được một khoảng thời gian nửa năm để chuẩn bị cho cuộc hội chiến lớn, đúng như tính toán của mình.

Về phía Nga, trước khi có chiến tranh, quân đội Nga có chừng khoảng 100 nghìn quân, bố trí phân tán trên một không gian rất rộng ở Npinerôtsskaia, Npiamua và Dabaican, trực tiếp ở Mãn Châu có 2 tiểu đoàn và 14 khẩu pháo. Quân đội đang trong tình trạng thay đổi lại về tổ chức, các trung đoàn đang từ hai tiểu đoàn chuyển sang tổ chức lại thành ba tiểu đoàn biên chế. Việc tập trung quân tới các khu vực dự kiến sẽ phải hoạt động chiến đấu tiến hành rất khó khăn vì địa hình rừng núi, mạng đường sá kém phát triển, các đồn binh rải rác xa nhau. Khả năng vận chuyển của Nga ở vùng này chỉ có thể tiến hành trên trục đường sắt duy nhất với cự ly 600 cây số, làm cho việc điều động quân từ các khu vực trung tâm nước Nga tới Viễn Đông đặc biệt khó khăn.

Tuy vậy, bằng sự nỗ lực cao cùng với khoảng thời gian nửa năm do hoạt động thiếu kiên quyết của quân Nhật, quân đội Nga đã hoàn thành việc tập trung tại khu vực tác chiến quyết định. Lực lượng vận chuyển trong những tháng đầu chiến tranh trên trục đường sắt hẹp một chiều xuyên Xibêri chi bảo đảm được ba chuyến tàu mỗi ngày, với lộ trình sáu tuần lễ từ các khu vực phía tây nước Nga đến Viễn Đông. Bởi vậy, việc vận chuyển, điều động lực lượng tới Mãn Châu trong nửa năm đầu chiến tranh không quá 20 nghìn người một tháng. Song Bộ Chỉ huy quân gắng giành lực có trong tay để chuẩn bị các trận đánh lớn định. Đối với các đơn vị đang tác chiến ở phía trước như Incan (phía Nam, 22 nghìn quân) hoặc trên tuyến sông Yalu (phía đông 20 nghìn quân thì được giao nhiệm vụ tác chiến ngăn chặn địch nhằm mục đích tranh thủ thời gian. Với sáu tháng tác chiến trì hoãn dịch, các đơn vị trên được coi là đã hoàn thành nhiệm vụ. Đến trung tuần tháng 8 năm 1904, khi quân Nhật tiến tới Liêu Ninh và các chiến dịch lớn bắt đầu mở màn thì Bộ Chỉ huy quân đội Nga đã hoàn thành việc tập trung tại khu vực này 160 nghìn quân và 592 khẩu pháo, so với Nhật chỉ có 125 nghìn quân và 484 khẩu pháo.

Như vậy, kinh nghiệm của cuộc chiến tranh Nga - Nhật đã cho thấy nội dung chủ yếu trong thời kỳ đấu chiến tranh bao gồm tổng động viên, tập trung và triển khai lực lượng chủ yếu để bước vào trận đánh lớn quyết định, nhưng đồng thời cũng có những nét khác với các cuộc chiến tranh khác ở chỗ bao gồm một loạt các hoạt động chiến đấu ác liệt trên biển cũng như trên bộ. Chiến tranh đã không được công bố chính thức mà bắt đầu bằng một cuộc tập kích bất ngờ của hạm đội Nhật Bản vào Hạm đội Viễn Đông của Nga. Do đặc điểm phức tạp của chiến trường cũng như do quyết tâm chiến lược và phương thức tiến hành chiến tranh của cả hai bên để giành được những mục tiêu riêng của mình nên thời kỳ đầu chiến tranh rất dài. Bộ Chỉ huy quân đội Nga đã nỗ lực tranh thủ được thời gian để tập trung và triển khai. Về phía Nhật đã có điều kiện thuận lợi hơn, chủ động được về mặt chiến lược nhưng do hành động chậm chạp và quá thận trọng nên đã bỏ lỡ thời cơ đánh bại đối phương trong thời gian ngắn.

Thời kỳ đầu chiến tranh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất không chỉ là vấn đề thực tiễn mà còn bắt đầu được mổ x về mặt lý luận ngay từ trước khi cuộc chiến tranh xảy ra. Trong một thời gian dài hàng chục năm trước chiến tranh, vấn đề bước vào chiến tranh của các nhà nước đã thu hút rất nhiều cuộc tranh luận của các học giả và các nhà chỉ đạo thực tiễn quân sự của các nước trên thế giới, nhất là ở nước Đức, Pháp và Nga. Chính trên cơ sở các cuộc tranh luận đó cũng bắt đầu hình thành học thuyết quân sự và chiến lược quốc gia về thời kỳ đầu chiến tranh.

Học thuyết quân sự của Đức thời đó được nảy sinh trên cơ sở tư tưởng quân sự về chiến lược tiến công, phát triển và tiếp nhận một cách rộng rãi vào đầu thế kỷ XX. Tất nhiên, các nhà đề xướng tư tưởng chiến lược tiến công vẫn cho rằng các cuộc chiến tranh tương lai với các nhà nước lớn ở phương Tây thời đó có trong tay tiềm lực lớn về mọi mặt, cũng không nên hy vọng có thể giải quyết được chiến tranh với một thời gian ngắn. Theo tư tưởng này, nước Đức bị các nước hùng mạnh kinh tế bao vây, chỉ có thể thoát ra khỏi vòng vây đó, đánh thắng các nhà nước trên, làm bá chủ châu Âu khi tiến hành từng cuộc chiến tranh ngắn. Nước Đức chỉ có thể giành được thắng lợi trong chiến tranh bằng các đòn nối tiếp nhau với từng đối tượng và yếu tố quyết định là thời kỳ đầu chiến tranh. thắng lợi hay thất bại của hoạt động chiến đấu trong thời gian này sẽ ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ quá trình của cuộc chiến tranh. Quan điểm trên được phổ cập rộng rãi trong các tác phẩm quân sự và cuối cùng đã được vận dụng trong kế hoạch tiến hành chiến tranh của Đức sau này.

Trong kế hoạch chiến lược của Đức cũng thể hiện rõ muốn giành được thắng lợi trong chiến tranh, việc tổng động viên và triển khai lực lượng vũ trang phải tiến hành thật nhanh có tổ chức chu đáo và phải hoàn thành ngay từ thời bình. Sau khi triển khai kế hoạch chiến lược không được để lỡ thời cơ phải tiến công tiêu diệt lực lượng chủ yếu của đối phương ngay trong đòn đánh đầu tiên. Để thực hiện điều đó, trong giai đoạn đấu của chiến tranh cần tập trung ngay lực lượng chủ yếu của Đức trên mặt trận phía tây nhằm chĩa vào Pháp là đối thủ chính và mạnh hơn so với các đối thủ khác. Việc đánh bại Pháp được trù tính bằng một chiến dịch với thời gian sáu tuần lễ, bằng một đòn đột kích thật bất ngờ qua nước Bỉ trung lập, sau đó bằng các đòn vu hồi sâu bao vây tiêu diệt lực lượng còn lại. Sau khi tiêu diệt Pháp, sẽ chuyển lực lượng sang tiêu diệt Nga. Sai lầm chính trong kế hoạch chiến tranh của Đức là đã không đánh giá đúng tương quan lực lượng giữa Đức và các đối thủ. Chính tính chất phiêu lưu của kế hoạch đó đã phải trả giá trong quá trình chiến tranh.

Thời kỳ đầu chiến tranh qua một số cuộc chiến tranh trên thế giới thời cận đại và Chiến tranh thế giới thứ nhất
 

Học thuyết quân sự của Pháp thời kỳ này về cơ bản cũng mang tính chất tiến công, song có nhiều điểm khác so với Đức. Khi nhận định về tính chất của cuộc chiến tranh tương lai và phương pháp bước vào chiến tranh, đa số các nhà lý luận quân sự Pháp có xu hướng muốn lựa chọn phương án chiến lược có thể đối phó được với bất cứ phương án hoạt động nào của đối phương, chứ không muốn vận dụng chiến lược phòng ngự thuần tuý. Tuy nhiên, được chấp nhận hơn cả không phải là từ tưởng tiến công trước giành quyền chủ động chiến lược, mà trong khi bước vào chiến tranh với việc xác định hướng tiến công chính vẫn phải chú trọng vấn đề chỉ có được quyết định cuối cùng khi đã hoàn toàn nắm rõ, đầy đủ ý định hoạt động tác chiến của đối phương.

Điều này được thể hiện rõ trong kế hoạch chiến tranh của Pháp. Kế hoạch chiến tranh đó chứa đựng tư tưởng phòng ngự tiến công, nhưng thực chất là chiến lược chờ đợi không chủ trương cố gắng giành lấy quyền chủ động về chiến lược. Đối với các chiến dịch đầu tiên trong chiến tranh, bên cạnh những biện pháp triển khai chiến lược sớm trước quân đội Đức, trọng tâm vẫn là các kiến nghị nhằm phát hiện được ý định, âm mưu của Đức để từ đó căn cứ vào ý định của đối phương mà xác định việc tập trung sự nỗ lực chủ yếu của quân đội Pháp vào động thái nào. Tuy có sự khác nhau về dự báo hướng đột kích của Đức và chiến trường chính của Pháp, Bộ Chỉ huy quân đội Pháp vẫn cho rằng chỉ có thể đạt được mục đích chính trị của cuộc chiến tranh trong một chiến cục ngắn.. Các trận đánh lớn đầu tiên của lực lượng chủ yếu được đánh giá cao rằng có ý nghĩa quyết định trong cuộc chiến tranh. Bởi vậy, việc chuẩn bị cho các chiến dịch đầu tiên, xây dựng các ý định của chiến dịch và bảo đảm toàn diện về mọi mặt cho nó là linh hồn trong toàn bộ kế hoạch chiến tranh của Pháp.

Học thuyết quân sự của Nga trước Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng đi theo xu hướng vận dụng chiến lược tiến công. Mặc dù vậy, do nền kinh tế nước Nga còn trong tình trạng lạc hậu, hệ thống giao thông đường sắt kém phát triển mà lãnh thổ lại quá rộng nên rất khó triển khai kế hoạch chiến lược sớm trước đối phương và cũng không thể bắt đầu chiến tranh bằng các chiến dịch tiến công chiến lược. Cho tới khi hoàn toàn tiến hành xong việc tập trung và triển khai kế hoạch chiến lược theo kế hoạch chiến tranh, thì trong thời kỳ đầu chiến tranh, phải tạm thời chuyển sang chiến lược phòng ngự. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của phòng ngự cũng được xác định là hoàn toàn hướng tới tiến công, nhiệm vụ trước mắt là trì hoãn đến khi có thời cơ thuận lợi về phía mình mới tiến công nhằm đánh bại quân địch trong cuộc giao chiến có tính quyết định. Phương pháp tiến hành các chiến dịch phòng ngự đầu tiên là phải rất linh hoạt, tích cực và cơ động. Cần tránh các cuộc đụng độ, tìm mọi cách tiêu hao, làm suy yếu quân địch bằng các trận đánh ở phía trước, đánh vào bên sườn và sau lưng đánh phá đường giao thông, thậm chí hy sinh cả một vài vùng lãnh thổ, kiếm trì tới khi giành lại được tương quan trụ thế về lực lượng. Nếu chưa giành được điều kiện thuận lợi cần thiết để tiến hành các trận đánh quyết định thì không nhất thiết phải triển khai tác chiến lớn.

Kế hoạch chiến tranh do Chính phủ Nga quyết định đã vạch rõ cùng lúc phải triển khai các chiến dịch tiến công trên cả hai mặt trận: chống Đức và chống Áo - Hung Trên mặt trận Nga - Đức, mục tiêu của chiến dịch trước mắt là đánh chiếm Đông Phổ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chiến dịch về hướng Berlin. Trên mặt trận Nga - Áo, Nga sẽ tiến hành một chiến dịch bao vây cụm quân chủ lực của Áo trong khu vực Galitsin, tiêu diệt cụm quân này, sau đó phát triển về hướng Budapest và Beograd. Tuy nhiên, theo tính toán, đến thời gian này Nga mới có khả năng tập trung trên tuyến triển khai được một phần ba lực lượng quân đội cần có để tiến hành chiến dịch. Rõ ràng chiến dịch tiến công đầu tiên đã không phù hợp với khả năng thực tế, nên đã buộc Bộ Chỉ huy quân đội Nga bắt đầu chiến dịch tiến công trong điều kiện chưa hoàn thành ngày được việc tập trung lực lượng chính của mình. Thực tế đó đã làm cho Nga mất quyền chủ động về chiến lược và sau đó đã làm phá sản ý định của chiến dịch đầu tiên, lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn trong thời kỳ đầu chiến tranh.

Phân tích, so sánh học thuyết quân sự cũng như các kế hoạch bước vào chiến tranh của các nhà nước nói trên trong Chiến tranh thế giới thứ nhất cho thấy có nhiều điểm không giống nhau. Đức có tư tưởng tiến công xâm lược được thể hiện một cách rõ ràng và có kế hoạch bảo đảm bằng vật chất cho các chiến dịch tiến công xâm lược đầu tiên. Pháp tuy cũng có mang tính chất từ tưởng tiến công, nhưng phương thức tiến hành khi đã bước vào chiến tranh lại đòi hỏi năm được thật đầy đủ và đối phương mới hạ quyết tâm cuối cùng về chiến lược. Còn Nga thì muốn giành thế chủ động chiến lược, dự kiến bước vào chiến tranh chỉ dùng một bộ phận lực lượng chủ không triển khai toàn bộ quân đội. Cả Đức và Pháp chuẩn bị bước vào các chiến dịch đầu tiên đã hoàn thành xong việc triển khai quân đội của mình. Còn Nga lại bước vào chiến tranh trong điều kiện chưa hoàn thành xong việc triển khai chiến lược, mới chỉ ở một bộ phận lực lượng vũ trang.

Đồng thời, ý đồ chiến lược của các nước lớn châu Âu này có nhiều điểm chung. Tất các các nước này đều đặt ra mục tiêu chiến lược rất kiên quyết và cho rằng tác chiến ngay từ những cuộc đụng độ đầu tiên cho tới khi kết thúc chiến tranh đều phải có tính chất tích cực và cơ động cao. Các nước đều hy vọng nhanh chóng kết thúc được cuộc chiến tranh trong một thời gian ngắn dựa vào các nguồn dự trữ, động viên lớn về binh lực, khí tài, vũ khí, đạn dược,... đã được chuẩn bị sẵn từ trước khi có chiến tranh. Họ đều cho rằng các chiến dịch đầu tiên của lực lượng chủ lực có ý nghĩa quyết định, còn thời kỳ tiếp theo của chiến tranh thường là sự tận dụng kết quả thắng lợi đạt được trong các chiến dịch đầu tiên của thời kỳ đầu. Theo đó, các bên đều hy vọng và cố gắng để động viên và triển khai được các chiến dịch ban đầu nhanh hơn đối phương, hay ít nhất cũng không bị chậm hơn đối phương.

Cho đến trước khi tiếng súng đầu tiên của Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, nhiều nhà lý luận quân sự đều dự đoán rằng chiến tranh sẽ kết thúc rất nhanh chóng. Song trên thực tế cuộc tranh này đã diễn biến phức tạp hơn nhiều so với dự đoán của các nhà lý luận quân sự. Cục diện chiến tranh đã mang lại cho tất cả các quốc gia tham chiến những căng thẳng bất ngờ và làm tiêu tan mọi hy vọng của họ rằng có thể giành được thắng lợi chỉ trong một thời gian ngắn. Một trong những tiền đề căn bản dẫn đến tình thế dằng dai ấy chính là những biển chuyển thực tế rất phức tạp của thời kỳ đầu chiến tranh, đối với tất cả các bên tham chiến.

Nhân cái chết của người thừa kế ngai vàng nước Áo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 tại Xaraevô, đến ngày 28 tháng 7 năm 1914, Áo - Hung tuyên bố chiến tranh với Xécbia. Nước Nga đáp lại hành động đó bằng cách ra lệnh tổng động viên vào ngày 31 tháng 7. Đức lấy cớ việc Nga tổng động viên cũng ra lệnh tổng động viên và ngày 1 tháng 8 tuyên bố chiến tranh với Nga. Đến ngày 3 tháng 8, Đức tuyên bố trong tình trạng có chiến tranh với Pháp, Nga và sang ngày 4 tháng 8 đã cho quân đội đột nhập vào Bỉ và Anh, lấy lý do bảo vệ cho nước Bỉ trung lập.

Thực tiễn công tác chuẩn bị để bước vào các chiến dịch đấu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất có những đặc điểm riêng so với các cuộc chiến tranh trước đó. Một trong những đặc điểm đó là tất cả các nước tham chiến đều cố gắng triển khai sớm lực lượng chiến lược chính của mình trước đối phương với hy vọng rút ngắn khoảng cách về thời gian kể từ khi bắt đầu tuyên bố chiến tranh, với việc tiến hành các chiến dịch đầu tiên có tính chất quyết định. Các biện pháp chuẩn bị cho chiến tranh như tổng động viên và tập trung quân đã được bí mật tiến hành từ trước, trong khi các cuộc chiến tranh trước kia chi bắt đầu từ sau khi có tuyên bố chiến tranh. Các nhà nước Nga, Đức, Pháp, Áo, Hung đã gọi thời kỳ này là “thời kỳ trước tổng động viên”, diễn ra vào khoảng một tuần trước khi tuyên bố chiến tranh. Một loạt động thái được tiến hành gấp gấp: ban lệnh gọi các sĩ quan đang nghỉ phép, báo động trong các cơ quan làm nhiệm vụ tổng động viên, tiếng thành một phần lệnh gọi nhập ngũ các quân nhân dự bị, bộ sung cơ số đạn được trang bị cho quân lính theo quy chế thời chiến, bị mật tiến hành cơ động quân đội ra tuyến biên giới, ra lệnh chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho quân đội, hạm đội, các trục đường sắt,...

Trên thực tế, tuy tuyên bố chiến tranh nhưng các nhân nước tham chiến cũng vẫn chưa thể kịp thời tập trung được lực lượng trên các hướng đã lựa chọn để mở những chiến dịch đấu, mà đều phải dành thời gian để tiến hành tổng động viên, triển khai và cơ động lực lượng. Riêng các nước Đức, Pháp, Áo, Hung đã tiến hành tổng động viên toàn bộ ngay trước khi có tuyên bố chiến tranh. Do đó, về mặt thời gian, kể từ lúc tuyên bố chiến tranh tới khi bắt đầu các chiến dịch của các lực lượng chủ yếu đã rút ngắn được rất nhiều. Tổng động viên của quân đội Đức và Pháp đã kết thúc vào ngày 5 tháng 8. Việc vận chuyển quân tới các khu vực tập trung ở Đức hoàn thành ngày 17 tháng 8 và ở Pháp hoàn thành ngày 19 tháng 8. Áo - Hung tổng động viên xong ngày 14 tháng 8 và tập trung quân ở biển giới đối diện với Nga ngày 20 tháng 8.

Nước Nga do lãnh thổ quá lớn, mạng đường sắt chưa phát triển nên nói chung chậm hơn so với các nước trên. Hơn nữa Nga bị phụ thuộc tài chính vào nước Pháp đồng minh nên buộc phải ký kết với Pháp một hiệp ước về chính trị và quân sự vào năm 1911, quy định Nga phải cam kết cùng với Pháp mở một cuộc tiến công vào nước Đức ngay từ khi bắt đầu có chiến tranh nghĩa vụ quá sức đối với Nga. Do vậy, phải đến ngày thứ sáu sau khi tuyên bố chiến tranh, trong các quân khu ở tuyến biên giới và trung tâm của Nga, công tác tổng động viên mới kết thúc, còn một số khu vực xa các khu trung tâm mãi tới ngày thứ 21 của cuộc chiến, công tác tổng động viên mới được hoàn thành. Nhưng nhìn chung việc tổng động viên và tập trung quân đã được tiến hành nhanh hơn nhiều so với cuộc chiến tranh Nga - Nhật. Nhịp độ hoạt động chiến đấu của các lực lượng làm nhiệm vụ phòng thủ ở tuyến biên giới cũng tích cực hơn. Chẳng hạn như các đơn vị ở phía tây trước khi có chiến tranh đã cơ động đến tuyến biên giới tiếp giáp với Bi, và ngay trong ngày tuyên bố chính thức tổng động viên đã bắt đầu các hoạt động chiến đấu đánh chiếm lãnh thổ Bỉ để bảo đảm cho lực lượng chính triển khai. Còn trên tuyến biên giới Nga - Đức, các đơn vị làm nhiệm vụ phòng vệ của Nga hoạt động chiến đấu tích cực. Nga còn tổ chức được hai cụm lực lượng (với khoảng hai tập đoàn quân) ngay trong mấy ngày đầu của chiến tranh đã đột nhập vào Đông Phổ, tiến hành các hoạt động tác chiến phá hoại sau lưng đối phương.

Về hoạt động tác chiến chiến lược, ngày 4 tháng 8 năm 1914, sau khi tuyên bố chiến tranh, quân đội Đức với khoảng 25 nghìn quân được chi viện bởi 124 khẩu pháo đã đột nhập vào lãnh thổ Bỉ, và chỉ vài ngày sau đó quy mô chiến dịch đã tăng lên tới 3 quân đoàn. Quân đội Đức dự định tiến hành đột kích chủ yếu theo hướng Eugiát. Trước khi hoàn thành việc tập trung lực lượng chủ yếu, từ ngày 7 đến 28 tháng 8, quân Đức đã mở một số chiến dịch nhằm đánh chiếm các đèo qua hai dãy núi Ácđen và Bôrôgiắc. Nhìn chung, việc triển khai các lực lượng chiến lược của Đức tiến triển tốt hơn đối phương. Các lực lượng chủ yếu của quân đội Đức đã được chuẩn bị cho chiến tranh chu đáo hơn so với các nước khác. Bởi vậy, tận dụng được kết quả của các đơn vị đang làm nhiệm vụ tác chiến phía trước, quân Đức đã nhanh chóng thực hành đột kích vào sườn của quân Pháp, chỉ trong vòng hai tuần lễ, quân đội Đức đã gây ra những tổn thất nặng nề cho quân đội Đồng minh và tôi đầu tháng 9 đã đẩy lùi quân Đồng minh về tận Maronhê. Trong những ngày đấu chiến tranh, quân đội Áo cũng đã tiến hành có Kết quả chiến dịch ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tiến công tiếp theo giữa Búngơ và Visla.

Bộ Chỉ huy quân đội Pháp cũng đã triển khai được lực hưởng của mình cùng thời gian với Đức, nhưng do mất gần ba tuần để phán đoán ý định tác chiến của Đức và điều động lại. lực lượng ở phía bắc nên kết quả bị thất bại trong các cuộc giao chiến ở tuyến biên giới. Bộ Chỉ huy quân đội Nga đã có gàng hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Pháp và triển khai các chiến dịch tiến công vào Đông Phổ mặc dù chưa hoàn thành việc tập trung và triển khai lực lượng chủ yếu. Chính điều đó đã dẫn đến các đợt tác chiến không thành công của hai tập đoàn quân thuộc Phương diện quân Tây Bắc của Nga. Cuộc tiến công của quân đội Nga dựa vào Galítsi cũng đã được tiến hành mặc dù chưa hoàn thành việc triển khai các lực lượng chính của Phương diện quân Tây Nam. Nhưng do sai lãm của quân đội Áo trong việc triển khai quân nên trong vòng tháng 8 và tháng 9, kết cục thắng lợi vẫn thuộc về phía quân đội Nga.

Sau khi chấm dứt các chiến dịch đầu tiên, các bên tham chiến đều tiến hành đồng thời một loạt các chiến dịch tiếp theo, hoặc cùng một lúc hoặc tiếp nối nhau, trên các hướng tây và Tuy nhiên, nhìn chung các bên tham chiến đều giống nhau ở chỗ không đủ lực lượng và phương tiện cần thiết để tiến hành những hoạt động tác chiến nhằm phát triển các thành quả đã đạt được. Tháng 9 năm 1914, trên mặt trận phía tây đã chuyển sang một cục diện phòng ngự trận địa dày đặc kéo dài tới biên giới Thụy Sĩ. Sang tháng 12, mặt trận phía đông cũng ở trạng thái ổn định. Như vậy, hy vọng sẽ kết thúc được cuộc chiến tranh bằng các chiến dịch đầu tiên, theo tính toán của tất cả các bên tham chiến, đã không thể trở thành sự thực. Thay thế cho cuộc chiến tranh cơ động và chớp nhoáng mà các bên tham chiến ra sức chuẩn bị và tiến hành là cuộc chiến tranh cầm cự kéo dài hơn bốn năm ròng.

Nhìn tổng thể Chiến tranh thế giới thứ nhất, có thể khẳng định xu thế của thời kỳ đầu chiến tranh đã từng xuất hiện trong các cuộc chiến tranh thời cận đại là tất yếu. Đó là đẩy mạnh các hoạt động chiến đấu có tính tích cực hơn trong khoảng thời gian từ khi tuyên bố chiến tranh tới lúc đưa được các lực lượng chủ yếu vào tham chiến, đồng thời cố gắng đẩy sớm thời điểm đụng độ của lực lượng chủ lực ngay từ lúc bắt đầu chiến tranh. Mặt khác, lần đầu tiên xuất hiện xu thế chung là các bên đối địch ngay trước khi tuyên chiến đã tiến hành một số biện pháp chuẩn bị trực tiếp, bao gồm cả biện pháp tác chiến vũ trang điều mà trong thế kỷ XIX thường chỉ được tiến hành sau khi tuyên chiến.

Xu thế này xuất hiện do các nước thù địch muốn đi trước đối phương trong việc tiến hành một loạt hoạt động có nội dung chính trị và quân sự mà dường như chúng là chìa khóa của chiến thắng. Theo đó, tính chất thời kỳ đầu chiến tranh tiếp tục thay đổi do ảnh hưởng quyết định của xu thế này. Trong nội dung của thời kỳ đầu chiến tranh, hoạt động tác chiến vũ trang tăng lên, còn các biện pháp chuẩn bị giảm đi. Đồng thời, nét mới quan trọng nhất mà trước đây chưa từng có là các bên tham chiến bắt đầu sử dụng lực lượng và phương tiện tăng lên một cách đột ngột để giải quyết nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược và hoạt động chiến đấu đã diễn ra vô cùng khẩn trương.

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến