Thời kỳ đầu cuộc chiến tranh chống Pháp dưới triều Nguyễn (phần 1)

Lương Đàm
Về cuộc kháng chiến chống Pháp dưới triều Nguyễn, có thể nhìn nhận thời kỳ đầu chiến tranh một cách rất đa dạng. Xét toàn cục thì thời kỳ đầu chiến tranh chỉ bao gồm sự kiện liên Đoàn Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng năm 1858.
french-ships-at-danang-1858-1683109230.jpg
Tàu Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858

Song do tiến trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam bao gồm một dự các cuộc chinh phạt với ý nghĩa khác nhau, nên cần nhìn nhận về thời kỳ đầu chiến tranh với ý nghĩa của từng cuộc chinh phạt, trong đó điển hình là các cuộc giữ thành Hà Nội.

Giữa thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế đã thúc đặt các nước tư bản phương Tây mở những cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa. Các quốc gia phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, đã trở thành nạn nhân trực tiếp của những cuộc chiến tranh đó. Lợi dụng mối quan hệ đã có từ thời chúa Nguyễn Ánh và sự suy yếu của chế độ phong kiến Việt Nam, Pháp và Tây Ban Nha viện cớ nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa, bắt bớ và giết hại nhiều giáo sĩ, giáo dân,... để tiến hành cuộc chiến tranh chiếm nước Việt.

Từ chiều 31 tháng 8 năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã kéo tới dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng. Kế hoạch của chúng là đánh nhanh, thắng nhanh để chiếm lấy Đà Nẵng làm căn cứ bàn đạp, từ đó đánh vào nội địa, vượt đèo Hải Vân, tấn công Huế, tiêu diệt triều đình nhà Nguyễn. Đó là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tổn tiền của và nhân lực nhất để thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng. Sở dĩ Đà Nẵng được liên quân chọn làm điểm tấn công đầu tiên vì đây là một vị trí quân sự quan trọng. Đà Nẵng có hai cảng rộng và sâu, thuận tiện cho tàu chiến vào ra, lại nằm trên trục đường Bắc - Nam có thể sang Lào, Campuchia và chỉ cách kinh đô Huế khoảng 100km, rất thuận lợi cho việc thực hiện chủ trương “đánh nhanh, thắng nhanh” của quân xâm lược. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có nhiều giáo sĩ và giáo dân thân Pháp.

Lực lượng liên quân có khoảng 3.000 quân Pháp do Phó Đô đốc Rigault de Genouilly chỉ huy, được bố trí trên 14 tàu chiến và 500 quân Tây Ban Nha do Đại tá Landarot chỉ huy. Thực ra, quân Tây Ban Nha có mặt trong cuộc chiến tranh xâm lược do bị động “trả thù” cho các giáo sĩ dòng Đa Minh bị vua Tự Đức sát hại. Các tàu chiến của liên quân Pháp - Tây Ban Nha đều được trang bị vũ khí mạnh. Có những chiến hạm như tàu Nemesis được trang bị tới 50 khẩu đại bác. Phần lớn trang thiết bị và vũ khí của Pháp lúc đó đều thuộc loại hiện đại nhất. Đại bác trên tàu đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao.

Lực lượng quân nhà Nguyễn ở Đà Nẵng có khoảng 2.070 lính chính quy dưới quyền chỉ huy của Tổng đốc Nam Ngãi là Trần Hoàng (khi trận chiến nổ ra được chi viện thêm 2.000 quân từ Huế vào do Hữu quân Đô thống Lê Đình Lý chỉ huy). Ở các pháo đài cũng có nhiều đại bác và vũ khí các loại. Ngoài quân chủ lực của triều đình, mặt trận Đà Nẵng còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

Nắm một lực lượng tương đối mạnh trong tay, mờ sáng 1 tháng 9 năm 1858, Rigault de Genouilly cho người chuyển tối hậu thư đòi quan trấn thủ Đà Nẵng là Trần Hoàng phải đầu hàng và nộp toàn bộ khí giới, đồn lũy trong vòng 48 giờ. Ngay sau khi người đem thư trở về tàu, không đợi đến hai ngày như đã hẹn, Rigault de Genouilly ra lệnh cho tàu chiến bắn đại bác vào cửa sông Đà Nẵng và các đồn ở bán đảo Sơn Trà. Theo kế hoạch, liên quân chia thành hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất gồm ba tàu chiến tập trung hỏa lực bắn vào các đồn ở Sơn Trà. Bộ phận thứ hai dưới làn đạn yểm trợ của bộ phận thứ nhất nhanh chóng tiến gần vào cửa sông Đà Năng để bắn vào đến Đông và đơn Tây đang án ngữ. Ngay hôm đó, đồn Đông bị vỡ. Sáng hôm sau, liên quan tiếp tục nã đại bác, chiếm đồn Tây, rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chiếm đồn An Hải và đồn Điện Hải chi trong một ngày. Trước thế địch mạnh hơn, quân nhà Nguyễn vừa đánh vừa lui dần ra sau, lập phòng tuyến Liêu Trì trước huyện Hòa Vang để ngăn liên quân vào nội địa.

Nhận được tin địch đánh Đà Nẵng, vua Tự Đức liền sai Chưởng vệ Đào Trí vào để họp cùng Tổng đốc Trần Hoàng chống đỡ, nhưng khi Đào Trí đến nơi thì các đồn trên đã mất. Nhà vua lại sai Hữu quân Đô thống Lê Đình Lý và Tham tri bộ Hộ Phạm Khắc Thân đem 2.000 quân vào ứng cứu, cử Tham tri Nội các Nguyễn Duy giữ chức chỉ huy quân thứ ở Quảng Nam. Vua Tự Đức xuống chiếu cách chức Tổng đốc Trần Hoàng và Hồ Đức Tú, cử danh tướng Nguyễn Tri Phương làm Tổng đốc Quảng Nam cùng Chu Phúc Minh ra Đà Nẵng chặn giặc.

Để tránh sức mạnh hỏa lực của đối phương, Nguyễn Tri Phương không chủ trương đánh chính diện mà cho phục kích, thực hiện “vườn không nhà trống” để cô lập và triệt đường tiếp tế của quân giặc. Ông cũng cho xây dựng tuyến phòng thủ tử Hải Châu (đèo Hải Vân) tới Thạch Giản dài hơn 4 cây số nhằm vây chặt liên quân, không cho chúng đánh rộng ra. Chiến thuật đó tuy không độc đáo nhưng cũng làm cho liên quân bị giam chân trong năm tháng liền. Suốt năm tháng bị cầm chân, đói khát, dịch bệnh, nóng bức..., đã khiến liên quân mệt mỏi và bào mòn, có đến 200 lính chết bệnh; thêm vào đó là khả năng được tiếp ứng từ đất liền hoàn toàn không có. Trong tình trạng khó xử ấy, ngày 2 tháng 2 năm 1859, R. Genouilly quyết định chuyển hưởng tiến công, chỉ để lại một lực lượng nhỏ ở bán đảo Sơn Trà, còn đại quân chuyển vào Nam Kỳ, mở mặt trận mới Gia Định.

cuoc-doi-anh-hung-va-cai-chet-lam-liet-cua-tuong-nguyen-tri-phuong-138-1551697616-width640height488-1683109342.jpg
Nguyễn Tri Phương lập phòng tuyến chống Pháp ở Đà Nẵng

Như vậy, ngay trong những ngày chiến tranh, quân xâm lược đã không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật hiện đại để tấn công ồ ạt mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Có thể coi đây là thắng lợi lớn nhất ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược của quân và dân ta, từ năm 1858 đến 1884. Và nếu tính thời kỳ đầu chiến tranh từ năm 1858 đến 1862, khi triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Nhâm Tuất cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, thì đây là trận thắng duy nhất. Tuy nhiên, trước đòn đánh của liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào Đà Nẵng, cửa ngõ phía nam của kinh đô Huế bị uy hiếp, sự tồn vong của triều đình nhà Nguyễn bị đe dọa. Vua Tự Đức một mặt đưa quân vào Đà Nẵng chống đỡ, mặt khác đã cho tiến hành công tác tổ chức phòng thủ các cửa ải, cửa biển trên đất Thủa Thiên và kinh đô Huế, tổ chức tập trận nhằm bảo đảm sức chống đỡ của kinh đô một khi quân Pháp tiến đánh.

Sau 18 tháng tiến công vào Đà Nẵng nhưng không đạt mục tiêu tiền sâu vào nội địa, ngày 23 tháng 3 năm 1860, liên quân Pháp - Tây Ban Nha phải rút hết lực lượng tiến đánh phía nam. Tuy đuổi được liên quân ra khỏi Đà Nẵng, nhưng sau đó quan quân nhà Nguyễn đã không phát huy được sức mạnh giữ nước ở mặt trận phía nam, nên từ năm 1860 đến 1863, tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường và Vĩnh Long lần lượt thất thủ. Trước sức ép của quân Pháp, triều đình Huế đã đồng ý ký hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với 12 khoản, cắt ba tỉnh miền miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) và quần đảo Côn Lôn cho Pháp. Nhân dân cả nước và cùng phần đối sự nhân nhượng yếu hèn của triều đình nhà Nguyễn. Nguy cơ mất nước đang trở thành mối đe dọa hết sức nặng nề.

Việc mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ đã phổ bày sự yêu kém về nhiều mặt của đất nước và nhất là năng lực hạn chế của triều đình nhà Nguyễn. Trong bối cảnh đó, những người Việt Nam có tri thức và tâm huyết cứu nước rất muốn thực hiện canh tân đất nước nhằm tạo thực lực tự cường để đưa đất nước thoát khỏi họa ngoại xâm. Tuy nhiên, triều đình Huế đã không thực hiện cải cách trên quy mô lớn mà chỉ rụt rè tiến hành cải cách rời rạc, mang tính thăm dò, chiếu lệ và không triệt để. Hệ quả tất yếu là cả trào lưu canh tân cùng công cuộc cải cách của triều đình Huế đi đến thất bại hoàn toàn.

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến