Thời kỳ đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh xâm lược (Phần 1)

Lương Đàm
Tuy không thành công, nhưng các cuộc đấu tranh chống quân Minh đã giáng cho kẻ thủ những đòn liên tiếp, khiến chúng không thể ổn định được tình hình, tạo tiền đề cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hình thành, phát triển và đi đến thắng lợi. Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu đã thực hiện một phương lược khác hẳn, nên đã để lại một nghệ thuật khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng cùng những kinh nghiệm giữ nước, củng cố nền độc lập thông qua kế sách ngoại giao sau đó.
le-loi-len-ngoi-hoang-de-vao-nam-nao-2-1682407168.jpg
Chân dung Lê Lợi

Năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi cùng 18 người bạn chiến đấu thân tín nhất làm lễ tuyên thệ, nguyện một lòng sống chết vì sự nghiệp đuổi giặc, cứu nước. Tháng 2 năm 1418, Lê Lợi cùng toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Từ năm 1418 đến 1423, nghĩa quân kiên cường chống lại các cuộc vây quét của địch, không ngừng mở rộng căn cứ. Nếu tình trong toàn bộ cuộc khởi nghĩa thì đây chính là thời kỳ đầu của chiến tranh giải phóng, trong đó, nghĩa quân phải cố gắng vượt qua nguy cơ lớn bị tan rã ngay từ đầu.

Năm 1425, theo mưu kế của Nguyễn Chích, nghĩa quân mở cuộc tiến công về phía nam, giải phóng Nghệ An, Tân Kinh, Thuận Hóa (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên). Nghĩa quân phát triển thành một đạo quân hùng mạnh với hàng vạn người, đánh đến đâu đều có nhân dân tự vũ trang nổi dậy phối hợp vây bức đồn địch, giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Có thể nói, bước chuyển hướng chiến lược này chính thức mở màn cho cuộc chiến tranh giải phóng, trong đó thắng lợi giành được ở thời kỳ đầu chiến tranh đóng vai trò tiền đề cực kỳ quan trọng.

Tháng 9 năm 1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc, thực hành chiến dịch - chiến lược mở đầu của chiến tranh giải phóng là nước. Đạo thứ nhất, gồm 3.000 quân và một thời với chiến do tưởng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Trịnh Khả, Đỗ Bí chỉ huy tên ra vùng Thiên Quan (Nho Quan, Ninh Bình), Quảng Oai (Hà Tây), Gia Hưng (Hòa Bình), Quy Hóa, Đà Giang, Tam Bái (Phú Thọ), có nhiệm vụ mở rộng vùng giải phóng, uy hiếp phía tây nam thành Đông Quan và chặn đánh viện binh địch từ Vân Nam sang.

Đạo thứ hai gồm 4.000 quân và hai thớt voi chiến do Lưu Nhân Chú, Bùi Bị và các tướng khác chỉ huy, được chia làm hai cánh: một cánh tiến ra vùng Thiên Trường (Nam Định), Tân Hưng, Kiến Xương (Thái Bình), nhằm giải phóng miền hạ lưu sông Hồng rồi chặn đường rút của quân Phương Chính, Lý An khi chúng bỏ thành Nghệ An chạy về Đông Quan; một cánh tiến ra vùng Khoái Châu, Bắc Giang, Lạng Giang để ngăn chặn viện binh của địch từ Lưỡng Quảng đến.

Đạo thứ ba, gồm 2.000 quân tinh nhuệ do Đinh Lễ, Nguyễn Xí chỉ huy, tiến thẳng ra phía nam thành Đông Quan. Các đạo quân không đông nhưng đánh đến đầu cũng đều được nhân dân ủng hộ nhiệt liệt, tiếp tế lương thực, bổ sung binh sĩ, cùng nghĩa quân vây đồn lũy của địch. Cuộc tiến công ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn trở thành cuộc tiến công và nổi dậy mãnh liệt của dân chúng do nghĩa quân làm nòng cốt.

Trong ba đạo quân chiến lược trên, đạo quân do Phạm Văn Xảo, Lý Triện chỉ huy đã nhiều lần uy hiếp phía tây nam thành Đông Quan và đánh thắng ba trận lớn ở Ninh Kiều, Nhân Mục, Xa Lộc. Tiêu biểu là ngày 13 tháng 9 năm 1426, nghĩa quân mai phục Ninh Kiều, rồi cho một cánh quân nhỏ tiến đánh thành Đông Quan để khiêu khích địch. Khi quân Minh đang đóng ở thành Đông Quan do Trần Chí chỉ huy nống ra truy kích đến Ninh Kiều thì bị quân ta chặn đánh quyết liệt, khoảng 2000 tên bị tiêu diệt. Đây là trận thắng lớn đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn kể từ khi tiến quân ra Bắc. Sau chiến thắng Ninh Kiều, nghĩa quân đóng doanh trại tại đây để uy hiếp, tiến công phía tây nam thành Đông Quan.

Nhận được tin viện binh địch do Vương An Lão chỉ huy đang trên đường sang chi viện cho Đông Quan, Phạm Văn Xảo và Lý Triện nhận thấy nếu đem toàn lực để diệt viện thì quân địch ở thành Đông Quan sẽ thừa cơ tập hậu rồi cùng phối hợp với viện binh đánh lại nghĩa quân từ hai phía, dồn ta vào thế bị động đối phó hai đầu hết sức bất lợi. Trong tình huống cấp cách, ta chia quân thành hai bộ phận. Một bộ phận do Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả chỉ huy tiến lên vùng Tam Giang (Phú Thọ) đón đánh viện binh địch. Bộ phận còn lại do Đỗ Bí, Lý Triện chỉ huy tiếp tục tiến công uy hiếp thành Đông Quan.

62-1682407440.jpg
Khởi nghĩa Lam Sơn là dấu son trong lịch sử giữ nước của dân tộc

Trước những thất bại liên tiếp trên chiến trường Đại Việt, tháng 10 năm 1426, triều đình nhà Minh quyết định cử Vương Thông làm Tổng binh, Mã Anh làm Tham tướng, chỉ huy 5 vạn quân và 5.000 ngựa sang tăng viện. Ngày 31 tháng 10, Vương Thông kéo vào thành Đông Quan, nắm quyền tổng chỉ huy đội quân xâm lược. Các bại tướng Trần Chí, Phương Chính bị nhà Minh cách chức và cho lập công chuộc tội, Thượng thư Trần Hiệp giữ chức Tham tán quân vụ. Với lực lượng lớn trong tay, Vương Thông chủ trương mở cuộc phản công lớn nhằm xoay thuyền tình thế, và đòn đầu tiên được xác định là hướng tây Nam hòng tiêu diệt các đạo quân của nghĩa quân Lam Sơn tại Ninh Kiều - Cao Bộ - Tốt Động. Như vậy, khi cuộc khởi nghĩa chuyển hóa thành chiến tranh giải phóng, nghĩa quân Lam Sơn ngay từ đầu đã phải đứng trước một chiến dịch - chiến lược mang mang quyết định đến thành bại của chiến tranh.

Ngày 5 tháng 11, Vương Thông chia quân làm ba đạo, xuất phát từ Đông Quan. Đạo thứ nhất do Vương Thông chỉ huy, vượt cầu Tây Dương (nay là Cầu Giấy), đến đóng tại Cổ Sở (nay là làng Yên Sở). Đạo thứ hai do Phương Chính chỉ huy, qua Cầu Yên Quyết và đóng ở vùng Sa Đôi (nay thuộc Từ Liêm). Đạo thứ ba do Mã Kỳ chỉ huy qua cầu Nhân Mục (nay là Cống Mọc) đến đóng tại vùng cầu Thanh Oai. Quân Minh định xuất phát từ các bàn đạp Cổ Sở, Sa Đôi, Thanh Oai để hình thành thế bao vây quân la, sau đó sẽ đem đại quân tiến thẳng vào Thanh Hóa, Nghệ An thực hiện bước hai của cuộc phản công chiến lược.

Nắm được ý đồ của địch, nghĩa quân Lam Sơn tích cực chuẩn bị sẵn sàng giáng trả những đòn quyết định, đập tan âm mưu của chúng. Tại Ninh Kiều, các tướng Phạm Văn Xảo và Lý Triện hạ quyết tâm bất ngờ đánh úp nhằm tiêu diệt đạo quân của Mã Kỳ đóng ở Thanh Oai, sau đó thừa thắng đánh úp đạo quân của Phương Chính. Một đạo quân ta do Lý Triện chỉ huy nhanh chóng cơ động đến mai phục tại cánh đồng Cổ Lâm (nay thuộc xã Văn Khê, Thanh Oai). Nghĩa quân lợi dụng các xóm làng và các gò đất giữa đồng để mai phục từ Huyền Kỳ đến Ba La và bí mật tổ chức xong trận địa.

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến