Tính chất xã hội và quân sự đặc trưng của thời kỳ đầu chiến tranh

Lương Đàm
Chiến tranh nổ ra, dù trong phạm vi giữa hai quốc gia tham chiến hay chiến tranh khu vực, chiến tranh thế giới, đều kéo theo những đảo lộn lớn về chính trị, kinh tế, xã hội trên phạm vi rộng hơn phạm vi của bản thân cuộc chiến.
cac-chien-si-cach-mang-mien-bac-xong-len-tieu-diet-dich-trong-mot-tran-danh-gan-tuyen-duong-9-chien-luoc-tai-nam-lao-1672156470.jpg
Các chiến sĩ cách mạng miền Bắc xông lên tiêu diệt địch trong một trận đánh gần tuyến đường 9 chiến lược tại Nam Lào.

Sự vận hành hệ thống bộ máy chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của các nhà nước, sự phát triển các nền kinh tế và các chính sách tế, đời sống văn hóa, tinh thần, các mối xã hội, vị thế con người trong cộng đồng và trách nhiệm con người trước cộng đồng... đều mang đặc trưng rất khác so với trong môi trường hòa bình. Những chuyển biến ấy lại diễn ra đột ngột ở thời kỳ đấu chiến tranh nên càng làm tăng sự bất ổn định về mọi phương diện đời sống xã hội, đối với cả các bên tham chiến và những “kẻ ngoài cuộc”.

Về tình hình quốc tế và tình hình khu vực, khi xuất hiện nguy cơ chiến tranh trực tiếp và nhất là khi chiến tranh bắt đầu xảy ra, thường có sự biến động theo nhiều chiều hướng, đặc biệt là về phương diện chính trị - xã hội. Trạng huống chiến tranh và nhất là thời kỳ đầu chiến tranh luôn làm bộc lộ bộ mặt thật về chính trị của các quốc gia đang bị cuốn vào vòng xoáy của nó, đồng thời làm thay đổi đột ngột cục diện chính trị quốc tế và khu vực, kể cả đối với các nước khác.

Trước hành động gây chiến tranh xâm lược của các thế lực hiếu chiến, các phong trào cách mạng và tiến bộ xã hội có lý do chính đáng để giương cao ngọn cờ đấu tranh phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của các quốc gia bị xâm lược, qua đó mở rộng khả năng tập hợp lực lượng cách mạng. Phong trào đấu tranh vì hòa bình diễn ra trên phạm vi rộng lớn, kể cả ở các quốc gia gây chiến, tạo thêm động lực tinh thần quan trọng cho các quốc gia bị xâm lược. Các liên minh chính trị tiến bộ có điều kiện thuận lợi để chứng tỏ vai trò và nghĩa vụ quốc tế của mình bằng động thái giúp đỡ hoặc tham gia chiến tranh chống xâm lược. Những bất đồng quốc tế trong các liên minh này thường được tạm gác lại, thậm chí được giải tỏa để tập trung cho nhu cầu chung sức đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh xâm lược.

Song, trước sức ép của liên minh đã được thiết lập từ thời bình, một số nước trong khu vực có thể công khai tham gia liên minh xâm lược ở các hình thức, mức độ khác nhau như: trực tiếp đưa quân tham chiến; cho đồng minh sử dụng lãnh thổ, không phận, căn cứ quân sự để cơ động, triển khai lực lượng giúp đỡ về tài chính, hậu cần - kỹ thuật, tình báo,... Các tổ chức phản động quốc tế và nhất là các tổ chức, phần tử chính trị phản động lưu vong thường lợi dụng để tìm kiếm sự trợ giúp, khuyến khích về tài chính, phương tiện, thông tin, nhằm cường các hoạt động đầu cơ chính trị. Đặc biệt, chúng có cơ hội để trực tiếp xâm nhập về nước, phối hợp với các lực lượng phản động trong nước đẩy mạnh hoạt động chống phá sự nghiệp kháng chiến chống xâm lược kể cả tiến hành hoạt động vũ trang nhằm tạo thể “nội công ngoại kích” và làm cho tình hình chính trị - xã hội diễn biến phức tạp thêm.

Ngay cả với những quốc gia không tham chiến, hệ thống chính trị cũng có những biến đổi lớn theo hướng thể hiện rõ hơn bản chất sâu kín của chế độ qua hàng loạt động thái ứng xử với cuộc chiến. Một số nước lớn vốn có tham vọng về mở rộng chủ quyền, lãnh thổ, tài nguyên, lợi ích kinh tế,... thường lợi dụng tình hình chính trị quốc tế mất ổn định, những khó khăn từ phía liên minh xâm lược để thỏa hiệp, mặc cả về chính trị hoặc gây sức ép, bất lợi cho phía quốc gia bị xâm lược hòng kiếm chác lợi ích cả về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, chủ quyền lãnh thổ,... Một số nước vốn có những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn do lịch sử để lại nhân cơ hội để gây sức ép về chính trị, kinh tế, ngoại giao, yêu sách về chủ quyền lãnh thổ với quốc gia bị tiến công xâm lược; không loại trừ cả việc họ tiến hành các hoạt động vũ trang xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, nhất là trên biển, đảo biên giới, khiến quốc gia bị xâm lược lâm vào thế “lưỡng đầu thọ địch".

Cùng với những đột biến về chính trị, bức tranh kinh tế tổng hợp của thế giới, khu vực trong thời kỳ đầu chiến tranh cũng đột nhiên xuất hiện những đường nét, sắc màu khác trước. Quốc gia gây chiến thường có tiềm lực lớn về kinh tế nên thực thi chính sách bao vây, cấm vận kinh tế. Nguy cơ chiến tranh, nhất là những tiếng súng ban đầu, luôn làm cho tình hình kinh tế của khu vực có những xáo trộn lớn và thường là theo hướng tiêu cực. Quan hệ buôn bán, thương mại giữa các nước trong khu vực và thế giới sẽ gặp khó khăn, trở ngại, các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh từ nước ngoài bị giảm sút, thẩm chỉ ngưng trệ. Những tổ chức kinh tế xuyên quốc gia thường lợi dụng thời cơ để gia tăng sự lũng đoạn thị trường và kinh tế của khu vực. Một số nước lợi dụng chiến tranh để tiến hành các biện pháp, thủ đoạn kinh tế nhằm mưu lợi và củng cố vị thế kinh tế của mình, gây khó khăn cho nền kinh tế của các quốc gia bị xâm lược.

Thời kỳ đầu chiến tranh cũng gây xáo trộn không nhỏ trong đời sống cộng đồng quốc tế về phương diện văn hóa - xã hội. Theo hướng tích cực, cộng đồng quốc tế luôn có những tiếng nói chung mạnh mẽ phản đối chiến tranh, thậm chí phản đối bất kể thứ chiến tranh nào. Vị thế xã hội của lực lượng vũ trang và lĩnh vực quân sự, quốc phòng trở nên cực kỳ quan trọng nhất là ở các nước nằm trong phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của cuộc chiến tranh. Các dân tộc yếu thế thường có xu hướng xích lại gần nhau, trở nên đoàn kết hơn để tìm chỗ dựa cậy. Nền văn hóa, các loại hình nghệ thuật, các tôn giáo, triết lý nhân sinh,... chuyển sang lấy khách thể chiến tranh để nhìn nhận, phê phán, phản biện những trì trệ của quá trình phát triển xã hội “phẳng lặng” thời bình. Tuy nhiên, chiến tranh nói chung và thời kỳ đầu chiến tranh nói riêng thường được nhìn nhận theo xu thế tiêu cực. Nhiều hệ giá trị văn hóa - xã hội bị đảo lộn. Môi trường sinh thái có nguy cơ bị hủy hoại lớn. Hơi thở của thần Chiến tranh Ares còn cho ra đời đủ thứ triết lý sống yếm thế, cực đoan. Tâm lý hoảng loạn chiến tranh có thể sẽ lan rộng. Các trào lưu từ tưởng phản động cũng có đất trỗi dậy,...

Sự lo lắng của người lính Afghanistan trước một trận chiến

Sự lo lắng của người lính Afghanistan trước một trận chiến

Đối với môn tiến hành chiến tranh xâm lược, mục đích chiến tranh không nằm ngoài lật đổ chế độ chính trị - nhà nước hoặc ít nhất cũng phải khuất phục, làm tê liệt ý chí của đối phương. Do vậy, việc tạo có gây chiến tranh xâm lược là cả một đại vẫn để nhất là trong điều kiện sự giao lưu và quan hệ quốc tế ngày càng tiến đến trạng thái thế giới “phẳng”, mọi động thái của bất kỷ nhà nước nào cũng đều có thể ngay lập tức được đưa lên bản phẫu thuật của công luận quốc tế. Trong thời kỳ đầu chiến tranh, các khao khát chính trị có thể được giấu kỹ, các móng vuốt chính trị có thể được thu lại để thay bằng những khẩu hiệu phinh mị về “sự khai hóa”, “đòn trả đũa”, “duy trì lợi ích quốc gia”, “văn hồi hòa bình thế giới”. Tuy nhiên, những đòn tiến công quân sự hủy diệt đối phương, không chi tiêu diệt hoặc làm tan rã lực lượng vũ trang và phá hủy tiềm lực quân sự, mà còn tàn phá nền kinh tế, hủy diệt kết cấu hạ tầng dân sự tàn sát và làm điêu đứng đời sống người dân,... thì khó lấy gì biện minh được. Ngay cả đối với bản thân quốc gia có nhà nước đi gây chiến, sức gánh chịu của nền kinh tế, sự đồng thuận của các phe phái chính trị, sự chịu đựng của người dân về hiểm họa “phản đòn”, cũng không phải vô hạn. Chính vì vậy, thời kỳ đấu chiến tranh là thời kỳ mà những nhà nước này không chỉ đẩy việc chuẩn bị quân sự lên mức độ sẵn sàng, mà còn phải dù bản lĩnh để duy trì sự đồng thuận về chính trị - xã hội.

Ngay cả các hoạt động chuẩn bị về quân sự trong thời kỳ đấu chiến tranh cũng mang những đặc trưng riêng. Khi lập kế hoạch tiến công kẻ xâm lược thường tín đến việc tiến hành tổng hợp những biện pháp rộng lớn che đậy hoạt động chuyển quân tập trung quân, triển khai cơ động và triển khai tác chiến để chuẩn bị tiến công trực tiếp. Nhằm mục đích đánh lạc hướng máy lãnh đạo chính trị quốc gia sẽ là nạn nhân của cuộc xâm lược, họ thường thực hiện các chiến dịch “truyền thông hóa mù qua nhiều con đường, từ con đường ngoại giao, con đường truyền thông chính thống đến việc truyền mệnh lệnh già trong hệ thống chỉ huy quân sự. Những chiến dịch như vậy không chỉ diễn ra trong thời kỳ chuẩn bị chiến tranh, mà còn được sử dụng phổ biến trong thời kỳ đầu chiến tranh với tính cách một biện pháp hỗ trợ chiến lược đẩy hiệu quả. Thậm chí, trong một số cuộc chiến tranh, cho đến kết thúc thời kỳ đầu chiến tranh mà công luận quốc tế vẫn còn bán tín bán nghi về ý đồ thực sự của kẻ gây chiến.

Các nhà nước đi xâm lược khi tiến hành chuẩn bị vạch kế hoạch cũng như khi trực tiếp tiến hành các chiến dịch tiến công đầu tiên đều cố gắng tìm mọi cách để thực hiện ý đồ của mình là làm sao chỉ trong một chiến cục hoặc một chiến dịch tiến công chiến lược sẽ kết thúc được cuộc chiến tranh, giành thắng lợi thật nhanh chóng và to lớn về phía mình. Các chiến dịch tiến công đầu tiên trên các chiến trường đều thể hiện một đặc điểm là tiêu diệt được các tập đoàn chiến lược lớn của đối phương và đánh chiếm được một vùng lãnh thổ vô cùng rộng lớn. Điều đó làm cho ngay cả những nhà nước lớn, trước đòn đột kích đầu tiên bất ngờ với quy mô lớn của địch cũng đã rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và phải sau một thời gian dài mới khắc phục được hậu quả do đối phương gây ra.

Một số biện pháp hỗ trợ chiến lược khác cũng được sử dụng phổ biến trong thời kỳ đầu chiến tranh xâm lược là: tiếp tục gây sức ép nhằm mở rộng và tăng cường thực lực của liên minh xâm lược; tiếp tục bao vây, cô lập, cấm vận, tiến công chính trị, kinh tế, ngoại giao, tâm lý, văn hóa, tư tưởng... để kết hợp với đòn tiến công hỏa lực vào đối phương. Thế giới càng hiện đại thì thủ đoạn này càng trở nên quan trọng.

Kinh nghiệm hoạt động quân sự của Mỹ và các đồng minh của Mỹ những năm gần đây cho thấy, lực lượng vũ trang của bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ không thể đạt được các mục chiến lược và chiến dịch trong thời kỳ đấu chiến tranh nếu không đủ sức giành được ưu thế thông tin trước đối phương. Đồng thời, cũng từ những cuộc chiến tranh gần đây, có thể thấy các đòn tiến công quân sự dù mãnh liệt và hiệu quả đến đâu thì cũng chỉ có thể đạt mục đích của toàn bộ cuộc chiến tranh khi thu phục được đối phương cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Muốn vậy, trước hết phải làm tê liệt toàn bộ đời sống kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội,... của đối phương ngay từ thời kỳ đầu chiến tranh. Các cuộc chiến tranh do Mỹ và liên quân tiến hành trong những năm gần đây cho thấy, cùng với công khai tuyên bố đe dọa chiến tranh nhằm gây sức ép, khuất phục đối phương họ đã sử dụng nhiều biện pháp trên thực tế với các phương tiện kỹ thuật hiện đại để nghi binh, giữ bí mật, đánh lừa đối phương. Do vậy, trong các cuộc chiến tranh, hầu như các nước bị tiến công đều bất ngờ về hướng tiến công, phương thức tiến hành chiến tranh.

Yếu tố bất ngờ luôn là chìa khóa mở ra cánh cửa tác chiến quân sự của thời kỳ đầu chiến tranh, có thể nói, mang ý nghĩa sống còn đối với cả hai bên tham chiến. Bên tiến công xâm lược thường có lợi thế lớn hơn về vấn đề này. Trong thực tiễn lịch sử, các cuộc chiến tranh xâm lược có thể diễn tiến với nhiều giai đoạn theo từng kịch bản khác nhau, nhưng yếu tố bất khó thể được duy trì sau thời kỳ đầu chiến tranh nhất là đối với bên tiến công xâm lược. Do vậy, phương châm phổ biến của kẻ tiến công xâm lược thường là tiến công mãnh liệt và bất ngờ ngay từ đâu, cố gắng đánh nhanh, thắng nhanh giải quyết nhanh. Điều đó làm cho hoạt động tác chiến ở thời kỳ đấu chiến tranh mang đặc trưng hết sức riêng biệt: bên tiến công thường thi thố tối đa sức lực và thủ đoạn quân sự, bên bị tiến công cố gắng bảo toàn lực lượng chờ chuyển hóa tình hình. Rất hiếm khi bên bị tiến công xâm lược có thể ngay thời kỳ đầu đã bẻ gãy hoàn toàn sức mạnh quân sự của bên tiến công xâm lược.

Tinh hình chính trị - quân sự của thế giới đương đại được đánh dấu bằng những đổi thay mạnh mẽ có tinh toàn cầu trong đời sống cộng đồng quốc tế. “Chiến tranh lạnh" kết thúc, mối đe dọa gây chiến tranh quy mô lớn, trong đó có chiến tranh hạt nhân, đã giảm đi. Tuy nhiên, quan hệ mới giữa các quốc gia, nhất là về phương diện chủ quyền chính trị, vẫn cơ bản được xây dựng trên cơ sở sử dụng sức mạnh quân sự. Sự xuất hiện những loại vũ khi mới, mạnh mẽ và có hiệu quả, gọi là vũ khí công nghệ cao, đã quy định khả năng giành được các mục tiêu chính trị và chiến lược quyết định nhất trong thời gian ngắn ngay từ thời kỳ đầu chiến tranh. Do vậy, kẻ xâm lược thường tính đến việc giành được các mục tiêu ấy chỉ trong một seri chiến dịch quân sự chớp nhoáng. Điều đó cũng có nghĩa là, trong điều kiện chính trị - quân sự và kinh tế mới, vấn đề của thời kỳ đầu chiến tranh có một ý nghĩa đặc biệt, cần được các nhà nước nghiên cứu, soạn thảo những vấn đề lý luận phù hợp những bước đi thực tế về quân sự.

Thường các cuộc tiến công xâm lược được tiến hành theo ba giai đoạn. Giai đoạn đầu (thời kỳ đầu chiến tranh) gồm tiến công hỏa lực, đánh chiếm những mục tiêu quan trọng ở tuyến một, kết hợp với tiến công vụ hồi nhằm hình thành thể chia cắt chiến lược, đánh bại sự kháng cự của các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố phía trước. Giai đoạn tiếp theo gồm phát triển đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu còn lại, tiêu diệt hoặc đánh bại về cơ bản lực lượng vũ trang của đối phương. Giai đoạn kết chỉ kháng chiến của đối phương áp đặt sự thống trị chính trị và kết thúc chiến tranh gồm tiêu diệt, làm tan rã, đánh bại hoàn toàn ý giải quyết hậu quả từ chiến. Song do sự phát triển nhảy với ra rất khác, có thể của hệ thống vũ khí công nghệ cao kéo theo cuộc cách mới trong quân sự, thời kỳ đấu chiến tranh của cuộc chiến tranh xâm lược trong thế giới hiện đại sẽ diễn chỉ là hai giai đoạn thay vì ba giai đoạn như trước đây. Giai đoạn đầu gồm tiến công hỏa lực đánh chiếm mục tiêu chiến lược trọng yếu, đánh bại về cơ bản sức kháng cự của đối phương. Giai đoạn tiếp theo gồm phát triển tiến công, tiêu diệt hoặc làm tan rã lực lượng vũ trang, chiếm các mục tiêu còn lại, kết thúc chiến tranh. Thời kỳ đầu chiến tranh, theo đó, không chỉ được rút ngắn và tái phân kỳ giai đoạn, mà còn hàm chứa những nội dung rất mới.

Không gian chiến tranh mở rộng ngay từ đầu cả trên bộ trên không, trên biển, môi trường vũ trụ, điện từ…, trong đó môi trường đường không điện từ sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiến trình, kết cục chiến tranh. Lực lượng tiến hành chiến tranh được huy động lớn, gồm nhiều quân, binh chủng tham gia: các sư đoàn, lữ đoàn chủ lực, lực lượng không quân, hải quân, tên lửa hành trình, tác chiến điện tử cùng các đơn vị đặc nhiệm, các đơn vị liên quân của một số quốc gia, lực lượng vũ trang phản động lưu vong và phản động chính trị nội địa cùng các tổ chức chính trị phản động quốc tế núp dưới những danh nghĩa khác nhau. Vũ khí, phương tiện chiến tranh sẽ có thể phổ biến là vũ khí công nghệ cao như máy bay, tàu chiến, tên lửa, xe tăng, các phương tiện cơ giới tiên tiến, thiết bị trinh sát kiêm tự động tiến công, các loại bom đạn “thông minh”, sát thương cứng và sát thương “mềm”, các phương tiện tác chiến điện tử phương tiện chiến tranh tâm lý kết hợp với việc sử dụng các đòn tiến công kinh tế, tài chính, hoạt động mua chuộc, chia rẽ cơ quan lãnh đạo, chỉ huy, lực lượng vũ trang và nhân dân nước sở tại.

mot-cuoc-chien-trong-khong-gian-se-tao-ra-bai-min-khien-loai-nguoi-mac-ket-tren-trai-dat-anh-minh-hoa-1672156963.jpg

Một cuộc chiến trong không gian sẽ tạo ra bãi mìn khiến loài người mắc kẹt trên Trái Đất (Ảnh minh họa)

Về mặt tác chiến, chắc chắn chiến tranh thế hệ mới sẽ bắt đầu từ các chiến dịch đường không - vũ trụ, kết hợp với tác chiến điện tử mạnh để “làm mềm chiến trường”. Cùng với tiến công bằng tên lửa hành trình là những hoạt động có hệ thống của không quân tiến công từ tất cả các hướng, trên toàn bộ chiều sâu đất nước. Bằng những đòn tập kích không quân - tên lửa, kẻ xâm lược cố gắng tước bỏ khả năng của bên phòng ngự tiến hành những biện pháp tổng động viên, tập trung và triển khai lực lượng vũ trang trên các chiến trường đưa các cụm quân chiến lược lên tuyến xuất phát để thực hiện những nhiệm vụ tác chiến đánh trả,... Kết quả của những chiến dịch này có thể có ảnh hưởng mang tính quyết định đến kết cục chung của cuộc chiến tranh. Chính trong quá trình ấy mà bên tiến công xâm lược có thể giành được ưu thế trong chỉ huy bộ đội và vũ khí, cũng như khống chế trên không - vũ trụ và trên mặt đất của cuộc đấu tranh vũ trang. Thậm chí, việc đạt được các mục tiêu chính trị - quân sự và chiến lược lớn của cuộc chiến tranh đã có thể có được trước khi các bên đưa những cụm quân chủ yếu vào tham gia cuộc chiến.

Ngay trong thời kỳ đầu chiến tranh, tiếp theo các chiến dịch chế áp hỏa lực và tác chiến điện tử làm mềm chiến trường bên xâm lược sẽ bất ngờ đổ bộ đường không, đường biển và tiến công trên bộ. Đòn tiến công trên bộ có thể diễn ra trên phạm vi cả nước hoặc trên một, một số hướng chiến lược. Tác chiến đặc biệt được sử dụng bằng các mũi thọc sâu, vu hồi, vượt điểm đánh thẳng vào cơ quan đầu não kháng chiến, chiếm nhanh địa bàn trọng yếu. Tiến công trên bộ không chỉ nhằm chia cắt, bao vây chiến dịch, chiến lược mà còn nhằm kết hợp với bạo loạn lật đổ bên trong để đánh nhanh, mạnh, liên tục giành thắng lợi trong thời gian ngắn.

Thực tiễn các cuộc chiến tranh gần đây cho thay, ngay từ đầu Mỹ và liên quân đã huy động sức mạnh tổng lực tối đa, gồm lực lượng không quân tên lửa, tác chiến điện tử, lực lượng tác chiến đặc biệt, cùng với đến tiến công chính trị, kinh tế, tâm lý, tư tưởng ngoại giao... Việc sử dụng rộng rãi vũ khí công nghệ cao, tác chiến liên hợp, lấy mạng làm trung tâm cho phép bên tiến công tập trung đánh vào các mục tiêu nhạy cảm, trong không gian thời gian giới hạn, nhằm tạo ra sức mạnh tổng lực, phi đối xứng áp đảo giành thắng lợi nhanh nhất với tổn thất ít nhất. Đặc biệt vũ khí công nghệ cao đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức lực lượng hình thức phương thức, thủ đoạn tiến hành chiến tranh và tác chiến chiến lược Dựa trên thành tựu của công nghệ thông tin tác chiến liên (thực chất là tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng ở mức độ cao) diễn ra phổ biến, bên tiến công đã làm thay đổi về chất sức mạnh và hiệu quả tác chiến, tạo ra nhịp độ tiến công rất cao với tốc độ nhanh, sức đột phá lớn, thương vong, tiêu hao vật chất lớn, tính biến động cao. Về phía các quốc gia bị tiến công xâm lược, có thể thấy chiến tranh luôn là sự thử thách toàn diện đối với sức sống của bất kỳ nước nào bị cuốn vào vòng xoáy khốc liệt của nó. Trong đó, thời kỳ bắt đầu bước vào những động thái đầu tiên của cuộc chiến đặt ra những thử thách nghiêm trọng bậc nhất. Vận mệnh của quốc gia, dân tộc có giữ được hay không, chế độ sẽ tồn vọng thế nào, nhân tâm rối loạn hay nhanh chóng ổn định trở lại... phụ thuộc rất lớn vào kết quả những động thái chiến lược ban đầu của nhà nước, mà trực tiếp là kết quả thực hiện các nhiệm vụ chiến lược về phương diện tác chiến vũ trang. Đó là logic thép không thể chối cãi.

may-bay-khong-nguoi-lai-predator-cua-my-1672157994.jpg

Máy bay không người lái Predator, một trong những vũ khí tối tân của quân đội Mỹ.

Nếu chiến tranh xảy ra, đối với bên chống xâm lược về cơ bản sẽ là cuộc chiến tranh tự vệ, chính nghĩa. Do vậy, họ thường có điều kiện thuận lợi rất cơ bản là tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng tiến bộ, vì hòa bình trên thế giới và động viên, huy động sức mạnh của cả để tiến hành chiến tranh. Tuy nhiên, khi có nguy cơ chiến tranh trực tiếp hoặc khi chiến tranh bắt đầu xảy ra, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước sẽ có những biển động phức tạp, tác động mạnh đến mọi mặt đời sống xã hội, trực tiếp là tác chiến phòng thủ chiến lược thời kỳ đầu chiến tranh. Quan hệ đối nội, đối ngoại của đất nước có những thay đổi đột biến, mọi hoạt động xã hội chịu những thách thức mới, tác động mạnh đến trạng thái tư tưởng, tâm lý, tinh thần quyết tâm kháng chiến.

Khi xảy ra chiến tranh, cả đất nước chuyển từ trạng thái hòa bình sang tình trạng thời chiến, không những mọi hoạt động bình thường trong đời sống xã hội bị đảo lộn mà diễn biến tình hình chính trị cũng sẽ rất phức tạp. Các chính sách và hoạt động đối nội của nhà nước sẽ buộc phải có sự điều chỉnh theo tiêu chí thời chiến. Quan hệ đối ngoại với thế giới, khu vực có thể sẽ khó khăn, phức tạp hơn do phải vượt qua vòng cương tỏa từ chính sách cấm vận của đối phương. Nếu các nhà lãnh đạo đất nước có giải pháp đúng đắn thì sẽ có thể gác lại được những bất đồng, mâu thuẫn chính trị nội bộ để cùng nhau ủng phó với chiến tranh. Thậm chí, đối với một số nước, thời kỳ đầu chiến tranh còn là dịp để tẩy uế những khuyết tật của nền chính trị mà trong thời bình không làm được. Tuy nhiên, trạng thái bị tác động căng thẳng của thời kỳ đầu chiến tranh cũng làm cho tình hình chính trị - xã hội thêm diễn biến phức tạp bởi những nhân tố tiêu cực, mâu thuẫn chính trị nội bộ của đất nước vốn “ngủ in" trong thời bình lại có môi trường để tung tác. Đặc biệt, những yếu kém của bộ máy chính quyền nhà nước và khuyết tật vốn có của thể chế chính trị sẽ ảnh hưởng lớn đến niềm tin, ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết kháng chiến quân đội và nhân dân.

Về kinh tế hoạt động của các thành phần kinh tế bị đảo lộn, có lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bị đình trệ; cơ cấu kinh tế thay đổi năng suất, chất lượng sản xuất và sản phẩm xã hội. giảm mạnh, giá cả có thể tăng đột biến, nhất là đối với các mặt hàng mang tính dự trù,... Điều đó không chỉ ảnh hưởng xấu và nghiêm trọng đến đời sống các tầng lớp nhân dân mà còn làm giảm khả năng động viên của nền kinh tế phục vụ chiến tranh Đặc biệt trong thời kỳ đấu chiến tranh, đất nước vừa phải chuyển sang kinh tế thời chiến, ổn định sản xuất, vừa phải đổi phó với các đòn tiến công phá hoại của kẻ thù trên nhiều mặt nhất là lĩnh vực kinh tế. Trong thời kỳ đầu chiến tranh, kẻ thù xâm lược không chỉ hủy diệt các mục tiêu quân sự, mà còn chiếm đoạt hoặc phá hoại các cơ sở kinh tế, nhất là nguồn tài nguyên của đối phương. Những tổn thất về kinh tế do thủ đoạn bao vây cấm vận và các biện pháp chống phá về kinh tế của địch, cùng với tổn thất do những đòn tiến công quân sự của chúng gây ra, sẽ làm tăng thêm tình trạng khó khăn của đất nước và lực lượng vũ trang trên nhiều mặt.

Về văn hóa hội, tâm lý ghét sợ chiến tranh vốn có từ thời bình thường có xu hướng chuyển hóa thành trạng thái tâm lý xã hội hoảng loạn thực sự khi những tiếng bom đạn đầu tiên nổ ra, và đó là vấn đề nổi trội hàng đầu. Cùng với đó là mặt trái của cơ cấu kinh tế - xã hội, sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội - giai cấp, các tệ nạn xã hội, mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo.... có thể chuyển hóa thành những động thái quá khích trong bối cảnh thời kỳ đầu chiến tranh. Thời kỳ đầu chiến tranh cũng thường tạo ra trạng thái lộn xộn, mất trật tự an toàn xã hội dễ bị kẻ địch lợi dụng khoét sâu, kích động, hòng chia rõ nhà nước với người dân. Tình trạng rối loạn về quản lý nhà nước. mất tinh thần của nhân dân và của một bộ phận binh sĩ lực lượng vũ trang sau những đợt bị oanh kích đầu tiên sẽ bảo đảm cho kẻ thù lợi thế giành các mục tiêu quân sự chính của cuộc chiến tranh. Tất nhiên, cũng có những dân tộc không hề sợ chiến tranh, mặc dù không mong muốn, bởi với họ, chiến tranh càng làm tăng thêm giá trị của hòa bình, càng làm tăng khao khát tình yêu đối với cuộc sống lao động hòa bình.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực quân sự, quốc phòng, thời kỳ đầu chiến tranh là thời kỳ có ý nghĩa quyết định khẳng định sức sống của nhà nước, của chế độ chính trị. Để không bị bất ngờ về chiến lược và hạn chế tối đa lợi thế của đối phương về nắm giữ yếu tố bất ngờ, cùng với việc tạo tiền để cho phép nhanh chóng chuyển nền kinh tế đất nước từ thời bình sang thời chiến, việc tiến hành triển khai chiến lược đối với các lực lượng vũ trang phải hết sức chủ động ngay từ thời bình, không thể e ngại sự đụng chạm đến mọi mặt đời sống đất nước. Nhất là trong thời kỳ đầu chiến tranh, sự gia tăng quy mô các hoạt động quân sự gây nên sự gia tăng chi phí vật chất chưa từng có luôn đòi hỏi sự hy sinh lớn của toàn thể cộng đồng dân tộc. Để đạt được mục tiêu chiến tranh, chính phủ các nước tham chiến cùng với việc tiến hành các hoạt động quân sự bằng những cụm quân sẵn sàng chiến đấu đã có, bắt buộc phải thực hiện một tổ hợp những biện pháp rộng lớn về chính trị, kinh tế và quân sự để trong một thời gian ngắn phải bảo đảm động viên được mọi khả năng vật chất và tinh thần cho các nhu cầu chiến tranh.

Hoạt động chiến đấu của lực lượng vũ trang của các nhà nước bị xâm lược thường bắt đầu bằng các cuộc chiến đấu phòng ngự. Chính vì vậy trong trường hợp nhà nước không chuẩn bị chu đáo từ trước các tuyến phòng ngự và triển khai sớm các lực lượng vũ trang thì trước các cuộc tiến công của địch đặc biệt trên các hướng tiến công chủ yếu, sẽ không đủ khả năng ngăn chặn các cuộc đột nhập của đối phương. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, các chiến cục đầu tiên trong thời đấu của cuộc chiến tranh “chớp nhoáng” có thể giành được thắng lợi khi đối phương phòng ngự quá yếu về tiềm lực kinh tế và quân sự, lãnh thổ không rộng yếu tố chính trị - tinh thần ý chí chiến đấu không được chuẩn bị đầy đủ và nhất là lực lượng dự bị. Ngay cả đối với những nhà nước lớn, hậu quả của những đòn đột kích đầu tiên tập trung với quy mô lớn cũng làm cho nhà nước đó lâm vào tình trạng khó khăn và phức tạp.

Các chiến dịch phòng ngự trong thời kỳ đầu chiến tranh thường vô cùng ác liệt và sẽ tổn thất về người và phương tiện vật chất rất to lớn, song có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhằm ngăn chặn địch, nhất là làm phá sản các chiến lược chiến tranh “chớp nhoáng". Trong các chiến dịch tiến công của bên xâm lược, khi gặp phải các tuyến phòng ngự được chuẩn bị kiến có sẵn từ trước thì thông thường quân tiến công chuyển nỗ lực chủ yếu sang hướng thủ yếu hoặc đánh vòng qua chiến tuyến đó. Đặc biệt, trong trường hợp một số nhà nước liên minh với nhau tiến hành chiến tranh chống xâm lược, có lãnh thổ trung rộng tiềm lực kinh tế - quân sự đủ lớn, nhất là tiềm lực chính trị - tinh thần, thì chiến tranh “chớp nhoáng” của bên đi xâm lược dẫu có giành được lợi thế lúc đầu nhưng cuối cùng cũng thất bại.

Việc nhận thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc vấn đề này là một quá trình mang tính lịch sử, phụ thuộc vào trình độ phát triển của lịch sử chiến tranh. Chẳng hạn, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, những biện pháp chủ yếu được thực hiện khi nó ra chiến tranh là động viên, tập trung và triển khai lực lượng vũ trang trên các chiến trường để tạo nên những cụm quân chiến lược, đưa những cụm quân này lên các tuyến xuất phát và thực hiện các nhiệm vụ tác chiến. Những biện pháp này được tiến hành dưới sự bảo vệ của các lực lượng sẵn sàng chiến đấu đã được triển khai từ trước. Trong giai đoạn đó, các lực lượng này tiến hành những trận đánh mang tính phòng ngự hay tiến công ở vùng giáp biên giới. Còn việc động viên nền kinh tế thường được thực hiện với nhịp độ chậm hơn, vì những người tham chiến tính toán sẽ giành được chiến thắng trong chiến tranh bằng cách dựa chủ yếu vào các nguồn dự trữ đã được tạo ra trong thời bình. Việc cải tổ căn bản nền kinh tế để bảo đảm các nhu cầu chiến tranh về thực chất chỉ được bắt đầu khi cuộc chiến tranh đó đã chuyển sang thời kỳ mang tính kéo dài.

Trong những năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, thời kỳ đầu chiến tranh được xem như quãng thời gian từ khi bắt đầu các hoạt động quân sự cho đến khi những lực lượng vũ trang chủ yếu bước vào trận đánh. Các hoạt động quân sự trong thời kỳ đầu có thể bao quát những không gian tác chiến với chính diện và chiều sâu lớn, tới mức lực lượng bộ đội phòng ngự sẽ ở vào tình thế khó khăn, còn việc động viên và tập trung các đơn vị tại những vùng giáp biên giới sẽ không thực hiện được. Cùng với đó, các biện pháp triển khai động viên kinh tế và chuyển nền kinh tế đất nước sang trạng thái thời chiến không được tính đến. Những vấn đề quan trọng nhất như vẫn đề chuẩn bị cho đất nước và quân đội luôn sẵn sàng, kịp thời bước vào chiến tranh, vấn đề cho phép khả năng tiến hành, triển khai động viên ngay sau khi chiến tranh nó ra, vấn để phòng thủ chiến lược đưa bộ đội ra khỏi các đòn tập kích đường không đầu tiên của địch… không được nghiên cứu đầy đủ.

mot-doan-tau-cho-binh-linh-roi-nha-ga-tai-bosnia-nam-1908-1672157104.jpg

Một đoàn tàu chở binh lính rời nhà ga tại Bosnia năm 1908

Ngay cả đối với Liên Xô chỉ khi các hoạt động quân sự đã nổ ra, nhất là sau một số ngày diễn ra các trận đánh gần biên giới, những đặc điểm mới của các chiến dịch thời kỳ đầu chiến tranh mới được nhìn nhận. Đó là: phạm vi không gian tác chiến rộng lớn và nhịp độ cao; tất cả các quân chủng đều có thể phải tham gia trong các chiến dịch này; tính quyết liệt và tính cơ động linh hoạt của hoạt động tác chiến rất cao. Thủ đoạn tác chiến mới cũng được nhìn nhận như: chia cắt, vu hồi, bao vây và phong tỏa của các cụm quân địch có sử dụng các binh đoàn cơ động và lực lượng đổ bộ; giáng những đòn tập kích đường không mạnh; các trận tao ngộ chiến; các trận phản kích của bộ đội phòng ngự,... Những thất bại của Hồng quân trong thời kỳ đầu đã làm cho quân đội Liên Xô phải mất một thời gian dài mới xác định được điều kiện và đặc điểm các hoạt động quân sự tiếp theo trên mặt trận Xô - Đức. Và nhìn chung, chính Chiến tranh thế giới thứ hai đã minh chứng cho một loạt quốc gia thấy rằng, khi cuộc chiến tranh nổ ra bất ngờ và trong hoàn cảnh phức tạp, các nhiệm vụ chiến lược chỉ có thể được giải quyết thắng lợi khi được chuẩn bị từ trước và toàn diện không chỉ trong lực lượng vũ trang mà còn ở tất cả các lĩnh vực, nhất là phải kịp thời cải tổ nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh.

Hiện nay, tiềm năng phát triển kinh tế quân sự của các quốc gia còn ít. Trong nước cần tạo điều kiện để phương tiện vật chất phục vụ lực lượng vũ trang được sản xuất kịp thời hoàn toàn đáp ứng các nhiệm vụ quốc phòng cụ thể. Vì thế, một phần nhất định của kinh tế quân sự cầu phải hoạt động thường xuyên, sản xuất phương tiện mới để thay thế kịp thời vũ khí đã lạc hậu, cũ kỹ, duy trì hiện trạng trang bị của quân đội ở trình độ kỹ thuật thích hợp. Sự phát triển công nghiệp nhanh chóng của một loạt nước bảo đảm sản xuất các loại khí chính xác cao trên cơ sở công nghệ mới nhất. Điều đó có nghĩa là trong tương lai, việc sử dụng vũ khí chính xác cao sẽ là một đặc trưng chủ yếu trong tiến hành chiến tranh thế hệ mới.

Sự mật tập vũ khí thông thường chính xác cao vào các mục tiêu quân sự và kinh tế sẽ làm tê liệt hoạt động sống của bất kỳ một quốc gia nào tại bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Trước hết, nhũng đài chỉ huy chủ yếu của nhà nước và của quân sự, đa số các công trình của tổ hợp công nghiệp quốc phòng sẽ bị tiêu diệt, toàn bộ hệ thống quản lý, chỉ huy của nhà nước và lực lượng vũ trang sẽ bị phá hủy. Còn khi phá hủy các mục tiêu bằng vũ khí chiến lược mạnh như vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học,... thì chắc chắn sẽ gây nên thảm họa sinh thái quy mô toàn cầu. Tất cả điều đó đòi hỏi các quốc gia đối địch phải sớm tổ chức và thường xuyên thực hiện những biện pháp thích hợp không chỉ trong hệ thống phòng thủ không - vũ trụ chung của đất nước, mà cả việc bảo vệ có hiệu quả từng con người và mục tiêu. Tuy nhiên, kết quả của cuộc chiến tranh như vậy sẽ phụ thuộc nhiều vào trình độ trang bị vũ khí chính xác cao và kỹ thuật quân sự mới dựa trên cơ sở công nghệ hiện đại của lực lượng vũ trang các bên tham chiến. Đây là một đặc trưng quan trọng của chiến tranh hiện đại mà các nước thuộc bên chống chiến tranh xâm lược không thể không tính đến.

Một trong những đặc điểm quan trọng hàng đầu của chiến tranh thế hệ mới là ở chỗ, không phải những cụm lục quân đông đảo nhiều nghìn người mà trước hết là vũ khí thông thường chính xác và vũ khí dựa trên những nguyên tắc vật lý mới, cũng như các phương tiện chiến tranh thông tin sẽ ghi vai trò quyết định trong đấu tranh vũ trang. Cùng với việc phát động cuộc tiến công hoạt động quân sự của quốc gia đi xâm lược sẽ được triển khai trên một mặt trận rộng và sâu, được tiến hành với cường độ cao nhất nhằm giành được mục tiêu quyết định trong thời gian ngắn nhất. Vì vậy, đối với bên chống xâm lược, nhiệm vụ thường xuyên sẵn sàng để nhanh chóng chuyển lực lượng vũ trang và nền kinh tế từ thời bình sang thời chiến có tầm quan trọng quốc gia đặc biệt.

Riêng về mặt tác chiến, ngoài những đặc điểm chung của phòng thủ trong chiến tranh, tác chiến phòng thủ chiến lược thời kỳ đấu chiến tranh còn có những đặc điểm riêng. Trước hết, công tác chuẩn bị tác chiến thường chưa hoàn chỉnh; lực lượng thế trận phòng thủ chưa ổn định; khối lượng công việc để chuyển trạng thái lớn, diễn ra đan xen trong môi trường chính trị - xã hội rất phức tạp, thời gian ngắn, tính khẩn trương đột biến cao. Trong khi đó, thời kỳ đầu địch thường rất mạnh có nhiều biện pháp, thủ đoạn tác chiến mới; có điều kiện tập trung lực lượng, phương tiện, tạo ưu thế lớn trên các hướng tiến công, giữ thế chủ động, bất ngờ; chưa bộc lộ hết lực lượng và ý đồ tiến công. Theo đó, tác chiến phòng thủ dễ bị bất ngờ trước các đòn đánh ban đầu của địch, thế trận có thể bị phá vỡ trên một số khu vực. Hơn nữa, lực lượng phòng thủ bị thương vong, tổn thất, tiềm lực chiến tranh bị suy giảm còn dẫn đến khả năng tâm lý, tư tưởng diễn biến phức tạp, không loại trừ có sự dao động.

Đặc biệt, đối với bên chống tiến công xâm lược, tác chiến phòng thủ chiến lược thời kỳ đầu chiến tranh phải đối phó với nhiều tình huống, không gian rộng, đánh với các đối tượng khác nhau. Tác chiến chiến đấu diễn ra ác liệt, liên tục, cường độ cao. có sự biến động lớn, diễn ra cả phía trước và phía sau, trên các môi trường hướng chiến lược. Bên phòng thủ phải vận dụng kết hợp đan xen các loại hình, quy mô hình thức tác chiến và đấu tranh; vừa tác chiến vừa củng cố lực lượng và hoàn chỉnh thế trận. Lãnh đạo, chỉ huy, điều hành chiến tranh và tác chiến chiến lược rất phức tạp, mối quan hệ lãnh đạo, chỉ huy đan xen, khó phân biệt, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, chỉ huy chưa đi vào nề nếp, thông tin liên lạc dễ bị gián đoạn.

Những đặc điểm trên sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý, tư tưởng, tình cảm bộ đội, đến khả năng huy động lực lượng phương tiện, công tác chuẩn bị tiến hành chiến tranh, đến việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chỉ huy tác chiến, đến bảo đảm các mặt, vận dụng phương thức tác chiến và đấu tranh của các lực lượng trong thời kỳ đầu chiến tranh.

Đối với Việt Nam, nếu xảy ra chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tương lai, dù liên minh xâm lược có ưu thế tuyệt đối về vũ khí công nghệ cao, tiến hành chiến tranh tổng lực, tốc độ tiến công nhanh, mạnh, thời gian chiến tranh có thể ngắn, nhưng trong điều kiện chiến trường và chiến tranh nhân dân vẫn có thời kỳ đầu chiến tranh. Đó là thời kỳ mà địch rất mạnh, tiến công bất ngờ, giữ thế chủ động, chưa bộc lộ hết lực lượng và ý đồ tiến công. Chúng thường tiến hành chiến tranh tổng lực, tác chiến liên hợp, tác chiến phi đối xứng, thực hành tác chiến trên tất cả các môi trường với không gian rộng, kết hợp với nhiều hình thức, thủ đoạn khác như chính trị, kinh tế, tư tưởng, tâm lý, ngoại giao,... Đặc biệt, chúng thường tập trung sức mạnh đánh đòn quyết định, hòng giành thắng lợi ngay thời kỳ đầu.

Thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh này dài hay ngắn phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng chủ yếu phụ thuộc vào ý đồ, khả năng tác chiến của hai bên, nhất là khả năng tác chiến phòng thủ của ta. Nội dung thời kỳ đầu chiến tranh đa dạng, diễn biến phức tạp, chiến tranh diễn ra khẩn trương, vô cùng ác liệt, thương vong cao, sức phá hủy lớn. Thắng lợi hay thất bại ở thời kỳ đấu chiến tranh sẽ quyết định đến tiến trình vận động kết cục của tác chiến chiến lược và cả cuộc chiến tranh. Trong điều kiện chiến trường Việt Nam, thời kỳ đấu chiến tranh, ta có thể tiến hành đồng thời gối đầu, hoặc kế tiếp, đan xen các loại hình tác chiến chiến lược như: đánh địch tiến công hỏa lực đường không, tác chiến bảo vệ biển đảo, chống phong tỏa đường biển, tác chiến phòng thủ chiến lược.

Để đứng vùng trước đòn tiến công xâm lược của địch trong thời kỳ đầu chiến tranh hiện đại, cần nắm chắc âm mưu, thủ đoạn của địch, chủ động tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia nòng cốt là sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, sẵn sàng tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, cần xác định phương châm hành động đúng, vận dụng một cách phù hợp quy mô hình thức, phương thức tác chiến và đấu tranh tích cực, chủ động và linh hoạt, hạn chế ưu thế sức mạnh của địch, bảo vệ và phát triển được lực lượng thế trận ta, đủ sức đánh địch liên tục, dài ngày, từng bước giành lại quyền chủ động chiến lược.

Lịch sử nhân loại từ khi có sự phân chia giai cấp đã từng diễn ra nhiều cuộc chiến tranh lớn nhỏ khác nhau, mà thực chất là một thủ đoạn cực đoan của diễn tiến chính trị - giai cấp. Một trong những vấn có tính quy luật phổ biến của các cuộc chiến tranh là thường phân chia thành nhiều thời kỳ, giai đoạn, mỗi thời kỳ, giai đoạn lại có vị trí, vai trò riêng đối với tiến trình và kết cục của toàn bộ cuộc chiến tranh. Đặc biệt, thời kỳ bắt đầu bước vào cuộc chiến tranh cũng như tiến hành các hoạt động đấu tranh vũ trang đầu tiên trong chiến tranh là vấn đề đã từ lâu thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà hoạt động nghiên cứu lý luận và lịch sử quân sự và quan điểm chính trị chính thống của các nhà nước.

nhung-binh-si-thuoc-quan-doi-anh-dang-thao-luan-tai-mot-ranh-tru-an-cua-anh-o-ploegsteert-wood-trong-tran-chien-messines-ngay-11-6-1917-1672157671.png

Những binh sĩ thuộc quân đội Anh đang thảo luận tại một rãnh trú ẩn của Anh ở Ploegsteert Wood, trong trận chiến Messines, ngày 11/6/1917.

Thời kỳ đầu chiến tranh được xác định một cách tương đối, song vẫn là một thực thể hữu hình cả về mặt thời gian, nội dung hoạt động và phương thức tiến hành. Về thời gian, thời kỳ đấu chiến tranh được tính từ khi có những động thái đầu tiên của chiến tranh đến khi giành được mục tiêu ban đầu của cuộc chiến, tuy việc xác định các mục tiêu chiến lược trước mắt ấy của từng bên tham chiến không hoàn toàn như nhau. Về nội dung hoạt động, cùng với triển khai thực hiện các hoạt động tác chiến quân sự đầu tiên là sự tiếp tục tập hợp lực lượng huy động tiềm lực quân sự, chuẩn bị lực lượng vũ trang chuyển trạng thái đất nước sang thời chiến, động viên thời chiến, đẩy mạnh ngoại giao,... Về phương thức tiến hành chiến tranh, đấu tranh vũ trang là phương thức đặc trưng và đóng vai trò trung tâm, đồng thời phải kết hợp với tiến hành các phương thức đấu tranh tổng hợp khác.

Chiến tranh nổ ra luôn kéo theo những đảo lộn lớn về chính trị, kinh tế, xã hội trên phạm vi rộng hơn phạm vi của bản thân cuộc chiến. Những chuyển biến về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội bao giờ cũng diễn ra hết sức đột ngột ở thời kỳ đầu chiến tranh. Sự vận hành hệ thống bộ máy chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của các nhà nước, sự phát triển các nền kinh tế và các chính sách kinh tế, đời sống văn hóa, tinh thần, các mối quan hệ xã hội, vị thế con người trong cộng đồng, và trách nhiệm của con người trước cộng đồng đều bị đảo lộn so với trong môi trường hòa bình. Mọi phương diện đời sống xã hội chỉ “quen dần” với môi trường chiến tranh khi đã kết thúc thời kỳ đầu chiến tranh. Đặc biệt, về phương diện đấu tranh vũ trang thời kỳ đầu chiến tranh là thời kỳ đặt ra thử thách gay gắt nhất đối với bản lĩnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Điều đó không chỉ diễn ra đối với các bên tham chiến mà cả những "kẻ ngoài cuộc".

Từ những vấn để lý luận về thời kỳ đầu chiến tranh, có thế thấy cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc mà nhân dân ta có thể buộc phải tiến hành trong tương lai vân mang bản chất chính trị chính nghĩa, song vẫn có thời kỳ của nó. Thử thách đối với sức sống của dân tộc, của chế độ chính trị và nhà nước ta sẽ trở nên gay gắt hơn nhiều trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Song điều đó chỉ làm tăng lên sự rèn giũa ý chí cùng sự chuẩn bị cao nhất của nền quốc phòng toàn dân sẵn sàng chuyển sang thể trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, trước hết hoàn thành mục tiêu chiến lược của thời kỳ đầu chiến tranh, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến