Tòa nhà đá Ninh Bình độc đáo và lớn nhất Việt Nam

Đồng tác giả Lương Văn Quang – Lã Đăng Bật gửi cho tôi bản thảo cuốn sách có tiêu đề” Tòa nhà đá Ninh Bình độc đáo và lớn nhất Việt Nam” và có ý mời tôi viết: Lời giới thiệu”.

Đọc bản thảo, tôi thấy 2 tác giả đã dày công tìm hiểu, rất công phu miêu tả Tòa nhà đá độc đáo và nói được nghề chạm khắc đá truyền thống của xã Ninh vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Tòa nhà đá độc đáo và lớn nhất Việt Nam, do Ông Lương Văn Quang – một người dân địa phương ở làng nghề chế tác đá Ninh Vân đã tự thiết kế và xây dựng, đang hiện hữu gần vùng đệm Quần thể Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An, khiến tôi vô cùng nể phục.
Cuốn sách viết rất kỹ về những người thợ đá Ninh Vân nói riêng và những người thợ đá Huyện Hoa Lư, ở tỉnh Ninh Bình nói chung, từ thời vua Đinh Tiên Hoàng lập nên nước Đại Cồ Việt ở thế ký X tại Ninh Bình, xây dựng Kinh Đô Hoa Lư, đến các công trình xây dựng bằng đá sau đó, đã tham gia chạm khắc và xây dựng đá, bởi các công trình sau:
Năm Kỷ Mão (979) người con trai của vua Đinh Tiên Hoàng là Đinh Liễn đã cho chạm khắc 100 cột kinh Phật bằng đá. Năm Ứng thiên thứ II( 995) nhà Tiền Lê, vua Lê Đại Hành đã cho chạm khắc một cột kinh đá rất lớn, gồm có 8 cạnh, chiều cao 4.16 m, nặng tới 4.5 tấn, hiện đang tọa lạc ở chùa Nhất Trụ thuộc nội cung Kinh thành Hoa Lư xưa.
Đặc biệt là núi Non( hiện nằm trong khuôn viên Công viên Thúy Sơn, TP Ninh Bình), đã được các bậc vua, chúa, những người đỗ đạt trong các kỳ thi Hội, thi Đình và bao tao nhân mặc khách đã viết thơ vịnh và chạm khắc thơ của mình trên vách núi, mỗi khi có dịp qua lại nơi đây. Rồi đền Nội Lâm, đền Thái Vi, Long Sàng đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, nhà thờ đá Phát Diệm…Theo đó, đền Nội Lâm thuộc thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải đã được xây dựng từ lâu đời, tọa lạc dưới chân một triền núi, đến thời Nguyễn đã được xây dựng lại bằng đá. Tất cả các cột, xà, bậc cửa và mái đền đều làm bằng đá. Riêng 4 cột đá đỡ mái trước được chạm khắc nối thông phong Tứ Linh, cao từ 6 đến 10 cm. Ngắm nhìn những con chim phượng, chim chích, con cá rất nhỏ, thân chỉ bằng ngón tay cái sống động như thật. Có thể nói, trong lĩnh vực đền miếu, các cột đá trên đây là “ Độc nhất, vô nhị” ở nước ta.

toan-nha-da-ninhbinh-lon-nhat-vietnam-1638265927.jpg
Nhà thờ đá ở Ninh Bình lớn nhất Việt Nam.

Đặc biệt, vào cuối thế kỷ XIX, Linh mục Phêro Trần Lục( Cha Sáu) đã chủ trì xây dựng nhà thờ chính tòa Phát Diệm ( thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình). Nhà thờ chính tòa là một quần thể nhà ở Công giáo, có kiến trúc rất lạ, gần gũi với kiến trúc đình chùa Phương Đông. Trong số những nhả nguyện, nhà nguyện “ Trái tim Đức mẹ” có chiều dài 15,3 m: chiều rộng 8.5 m và chiều cao 6m được xây dựng hoàn toàn bằng đá.
Tất cả các công trình đó đều có sự tham gia của những người thợ đá Ninh Vân - Quê hương của Ông Lương Văn Quang. Cuốn sách còn viết kỹ vê các công trình đá do những người thợ đá xã Ninh Vân tạo dựng. Đó là đền đá Duy Sơn, còn gọi là đền Khê Hạ, thôn Cô Lăng hạ; Tháp Đá có 3 tầng, cao 10 mé ở chùa Minh Đức, thôn Thiện Dưỡng và kiến trúc bạo cửa, cột, trụ, hương án bằng đá ở ngôi đình làng hệ; khoảng năm 1920, cụ Lương Văn Tiệc ở thôn Xuân vũ đã xây dựng một ngôi nhà đá để ở.
Những năm gần đây, thợ đá ở làng nghề Ninh Vân đã làm mới hệ thống tượng Phật bằng đá ở chùa hương Tích, Hà Nội; Chạm khắc 500 vị La Hán tọa lạc tại chùa Bái Đính, Ninh Bình; Một số thống đá đặt tại lăng Bác Hồ, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bảo tang Chủ Tịch Hồ Chí Minh…
Quan sát kĩ mỗi pho tượng đều có dáng hình, phong thái, tâm trạng khác nhau, mỗi vật dụng đều in dấu bàn tay khéo léo của những người thợ đá. Riêng Doanh nghiệp Đàm Khánh( nay đổi tên là Công ty TNHH Đá Việt Hồng Quang) do ông Lương Văn Quang – đồng tác giả cuốn sách này, người thiết kế, thi công ngôi nhà đá độc đáo và lớn nhất Việt Nam làm Giám đốc, đã chủ trì xây dựng rất nhiều công trình bằng đá ở khắp mọi miền đất nước ta. Trong đó, nổi bật nhất là cac công trình: Tượng đài TNXP thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Cò Nòi, huyện Mai Sơn, Sơn La; Tượng đài “ TNXP thời chống Mỹ” ở Phong Nha, Quảng Bình; Phù điêu” 34 chiến sỹ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” ở Cao Bằng; Đài liệt sỹ và phù điêu nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo; Đài tưởng niệm và bến Thả hoa song Thạch Hãn, Quảng Trị… và các công trình đặc biệt nhất giành cho chính mình là “ Tòa nhà đá độc đáo và lớn nhất Việt Nam”
Đặc biệt cuốn sách giành nhiều trang viết về Tòa nhà độc đáo và lớn nhất Việt Nam được xây dựng trong 14 năm, từ năm 2006 đến năm 2020 hoàn thành, gồm 4 tầng xây hoàn toàn bằng đá, cao 27m do Ông Lương Văn Quang tự thiết kế và thi công.
Xây dựng Tòa nhà đá này không dung hồ vữa, chất keo kết dính, mà chỉ làm ngõng và mộng liên kết đá với nhau, có tấm đá nặng 30 tấn được đẽo gọt chuẩn xác, tài tình, xếp chồng lên nhau cao sừng sững.
Riêng tầng 2 của Tòa nhà đá có kết cấu kiến trúc rất độc đáo chưa từng nom thấy ở đâu, 9 vòm trần là 9 giai đoạn lịch sử của dân tộc, từ thời Đông Sơn đến thời Nguyễn, góp phần giúp chúng ta hiểu được lịch sử Việt Nam. Với giá trị đó của tầng 2, có thể gọi đây là Tòa nhà đá lịch sử. Ông Lương Văn Quang rất tâm đắc khi thiết kế 9 vòm lịch sử này, là linh hồn của Tòa nhà đá, 9 vòm tròn trên trần là 9 tác phẩm tranh nghệ thuật, kể lại lịch sử Việt Nam một cách tóm tắt qua các thời kỳ ông cha ta dựng nước và giữ nước, với hệ thống họa tiết, hoa văn cổ sử dụng ngôn ngữ trang trí gồm mảng và nét phối hợp trong kho tang mỹ thuật truyền thống Việt Nam. Tầng 2 còn là nơi trưng bày và triển lãm cac tác phẩm nghệ thuật như tranh, tượng, đồ gốm…
Được biết, xây dựng tòa nhà đá đã sử dụng 750 m3 đá, với tổng trọng lượng khoảng 2025 tấn. Tòa nhà đứng sừng sững, uy nghi bởi những tấm đá lớn lắp ghép theo hình thức mộng và ngõng của ông cha ta thủa trước. Tòa nhà có kiến trúc khác độc đáo, kết hợp phong cách Phương Đông và phương Tây một cách khá nhuần nhuyễn. Việc đưa Tòa nhà đá của Ông Lương Văn Quang vào sử dụng, sẽ góp phần them một điểm nhấn, trên tuyến du lịch Tam Cốc – Bích động – Thung Nham ở tỉnh Ninh Bình.
Tôi xin được trích một đoạn văn tỏng phần” Kết luận” của 2 tác giả:…” Có lẽ, đây là Tòa nhà đá duy nhất, độc đáo và lớn nhất Việt Nam mới có ở tỉnh Ninh Bình – Quê hương của núi đá, có nghề chạm khắc đá lâu đời, sẽ không có chuyện” Nước chảy đá mòn” , mà là Tòa nhà đá để đời. Quả đúng là một kỳ quan bằng đá, một “Viên ngọc” quý. Nó là những hạt chân châu đầy vẻ tân kỳ, lộng lẫy, nhưng cũng là mồ hôi, sức lao động sang tạo không mệt mỏi, đầy trí tuệ và long dung cảm tuyệt vời của Ông Lương Văn Quang và những người thợ đá Ninh Vân trong 14 năm trời tạo nên…”
Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng, song khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.

PGS.TS ĐỖ VĂN DUNG

Chủ Tịch Liên Hiệp Hội tỉnh