Top 3 thành tựu cổ đại mà khoa học ngày nay chưa thể giải mã

Những phát minh này được tạo ra như thế nào bằng công nghệ thô sơ cách đây hàng nghìn năm vẫn là một câu hỏi khiến người hiện đại đau đầu.

1.Cỗ máy Antikythera

Được phát hiện năm 1901, trong quá trình trục vớt kho báu từ tàu buôn gặp nạn ngoài khơi đảo Antikythera (Hy Lạp).

Antikythera được xem là cỗ máy tính cổ nhất thế giới.

Theo chuyên gia, cỗ máy được tạo ra nhằm thể hiện sự chuyển động của vũ trụ, dự đoán quỹ đạo chuyển động của vũ trụ bao gồm: hành tinh, Mặt Trăng, nhật thực và nguyệt thực.

Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu gặp khó khăn trong nỗ lực giải mã cách thức hoạt động của cỗ máy khoảng 2.000 tuổi này do bị mất 2/3 bộ phận.

Hiện giới nghiên cứu mới tìm được 82 mảnh vỡ riêng biệt của cỗ máy này.

2. Kỹ thuật ghép đá của bức tường đá Sacsayhuaman (Peru)

Bức tường này được người xưa ghép một cách hoàn hảo như chơi ghép hình từ những tảng đá có kích thước 100 - 200 tấn.

Chúng khớp với nhau hoàn hảo đến mức một mảnh giấy cũng không thể chèn lọt qua. Giữa các viên đá cũng không dùng bất kì chất kết dính nào.

3. Cột sắt không hề gỉ sét tại Delhi

Đây là một trong những di tích cổ nổi tiếng nhất Ấn Độ.

Với niên đại hơn 1.600 năm tuổi nhưng không hề gỉ sét, công trình này khiến giới chuyên gia tò mò về công nghệ luyện sắt thời xưa.

Theo các nhà nghiên cứu, cột sắt Delhi được tạo ra từ thế kỷ thứ 4 dưới thời nhà vua Chandragupta II (375 - 413), được xây dựng nhằm tôn thờ các vị thần bảo hộ của người Hindu.

@nhanlucnhantai Top 3 thành tựu cổ đại mà khoa học ngày nay chưa thể giải mã #top3 #top3khampha #khampha #khamphabian #khamphabian🔎 #bian #bianchualoigiai #giaima #khoahoc #khamphakhoahoc #khoahocvui #khamphacodai #codai #nlntv #bxt ♬ nhạc nền - Nhân Lực Nhân tài Việt
Nhóm PV/NLNTV